15 April 2017

QUA ĐỒI TRINH NỮ (Chương 13) - Nguyễn Bá Thuận

|xem Phần Giới thiệu và Chương 1|xem Chương 2 & 3|xem Chương 4|xem Chương 5|xem Chương 6|xem Chương 7|xem Chương 8|xem Chương 9|xem Chương 10|xem Chương 11|xem Chương 12|

Chương Mười Ba
Lúc nào thì Nhật cũng dành trọn vẹn , cũng đem theo cả một miền qúa khứ vào suốt cả cuộc đời mình. Có những phút giây tưởng như tầm thường mà ghi dấu đến thiên thu. Những hình ảnh của một quá khứ thân yêu lần lượt hiện ra, soi tỏ trong từng giọt rượu. Nhật chẳng còn thấy gì, ngay cả bốn người chiến hữu ngồi quanh tưởng như bất động, để hồn chàng đi về một chốn xa xôi, một vùng trời xanh trong với những đầm sen bát ngát, những ngọn đồi lấp loáng ven con sông Trà thơ mộng ở một miền quê xứ Quảng. 
Trong trại định cư Rừng Lăng, nơi dừng quân của một tiểu đoàn Bảo Chính Đoàn Bắc Việt, mới được di chuyển từ Bắc vào Trung sau hiệp định Genève . Có những người lính mang theo gia đình rời bỏ quê hương để tìm đến vùng đất tự do. Có những cô bé, cậu bé theo cha mẹ, sống hồn nhiên chưa biết gì tới chiến tranh và chia cắt. Nhật là một trong những cậu bé vô tư đang ở tuổi tò mò trong tình yêu đã thấy lòng mình rung đông với một cô gái nhà bên. 

Phải rồi, năm đó Trang vừa tròn mười ba tuổi. Cái tuổi vừa nhận ra sự đổi thay trong cơ thể và nghĩ rằng tình cảm của một người con trai và một người con gái không hẳn chỉ là tình bạn, tình anh em mà nó là một thứ tình cảm lạ kỳ và quyến rũ. Nàng bắt đầu muốn được nuông chiều bằng những lần nũng nịu giận hờn để cho Nhật phải nhiều lần “van lơn ngoan nhé đừng ngờ và phải nói như là tôi đã lớn”như những câu thơ của Nguyên Sa mãi tận về sau này. 

Nhật và Trang ngày xưa đã cùng chia xẻ với nhau một dòng sông dĩ vãng. Một dĩ vãng êm đềm, thơ mộng để nhớ mãi trong suốt một đời người. 

Hai đứa biết nhau lần đầu tiên trong chuyến bay cất cánh từ phi trường Gia Lâm về Đà Nẵng. Chuyến bay chở những người lính bảo chính đoàn Bắc Việt di tản vào Nam sau ngày chia đôi đất nước. Tình cờ hai gia đình của Trang và Nhật ngồi cạnh bên nhau. Hình ảnh cô bé cắt tóc ngắn, da trắng, môi hồng, mắt đen huyền đã làm Nhật không thể quay nhìn đi nơi khác. Chàng đã mỉm cười sung sướng nắm lấy tay Trang khi bà mẹ bảo nàng: 

-Anh Nhật con của hai bác đây. Chào anh đi con. Sự may mắn ấy cứ theo hai gia đình đến trại định cư Rừng Lăng được dựng lên. Họ chọn được hai ngôi nhà nằm sát cạnh nhau. Hai ông bố đều đồng một cấp lại tỏ ra cùng tương đắc tri kỷ. Hai bà mẹ cũng rất dễ dàng thân thiện. Trang và Nhật đều lầm tuởng rằng cuộc đời của hai đứa gắn bó với nhau từ đó. 

Dĩ vãng của hai người là mãnh vuờn đầy cây trái. Đó là nhờ công lao của mẹ Nhật vun trồng. Những luống ra cải tươi xanh, vườn rau muống ngọn đâm tua tủa, xen lẫn những trái cà, trái dưa, trái bí ngổn ngang che khuất lối đi. Này là giàn mướp hao vàng quyến rũ bầy ong. Kia là nhánh bầu hoa trắng gọi mời đàn bướm. Những con bướm đủ màu đã làm Nhật vất vả biết bao nhiêu khi Trang đòi cho bằng được. Và sau những khó khăn là một niềm sung sướng , hãnh diện. Nhật đã làm tất cả những gì làm được cho một cô bé thích được nuông chìêu. 

Không gian trong tuổi thơ của Nhật và Trang là một vùng quê xứ Quảng hiền hòa nằm bên con sông Trà rực nắng. Có bầu trời xanh trong và mây trắng bay bay đẹp như một chuyện thần tiên. Có những đồng lúa xanh rì chạy dài theo mương nước được lấy lên từ con sông êm đềm đó. Con sông hiền hòa mang nước về xuôi, bao quanh núi Thiên ấn, nằm chơ vơ giữa một cánh đồng xanh ngọt ngào hương lúa. Ngọn núi như là một dấu ấn của trời đóng xuống giòng sông nên được mang tên Thiên ấn niêm Trà

Thủơ còn bé Nhật và Trang hay đi lang thang dọc theo bờ ruộng để bắt cá lia thia trong những ngày nghỉ học. Nhiều lúc vui chân hai đứa đi mãi theo mương nước ra tận bờ sông. Đôi khi còn xuống hẳn những bè tre dưới chân xe nước lớn. Ở đây nhiệt độ thay đổi hẳn, mát rượi vì những bụi nước từ trên cao đổ xuống. Hai đứa cùng nhìn ra giữa dòng sông, theo hàng cọc đóng dày sang tận phía bên kia. Những chiếc cọc làm thành bờ ngăn, để nước chảy về một phía, giúp cho xe nước quay đều. Xa xa thấp thoáng những chiếc thuyền nan luới cá và sau bờ sông cát vàng là những ruộng dưa. Nhật ao ước được qua bên đó hái dưa như các bạn đã qua và kể lại. Đối với chàng bên kia bờ là cả một vùng đất lạ lùng kỳ thú. Nhật chẳng qua được bao giờ vì lúc nào theo các bạn bơi qua là y như rằng Trang nằng nặc đòi theo. Dĩ nhiên là mang Trang theo thì nguy hiểm, mà dứt khoát ra đi thì chàng không nỡ. Vì thế cho mãi đến về sau phía bên kia sông đối với Nhật là cả một vùng trời mơ ước. 

Có một ngày Trang chỉ tay về một đầm nước ven sông. Ở đó hoa sen nở hàng trăm đóa hoa tím hồng, nhụy vàng ở giữa, tỏa hương thơm dìu dịu khắp cả dòng sông. Trang thiết tha bảo Nhật: 

-Hoa sen kia kìa. Đẹp quá, hái cho em đi Nhật. 

Lúc ấy Nhật đang nằm ngữa, gối đầu lên một ống tre ngắm trời xanh. Cậu bé lười biếng liếc qua hồ sen ngại ngùng không muốn đứng lên tìm cách chối từ: 

-Sen này là của người ta trồng. Hái đâu có được. 

Cô bé đã được nghe, được kể và được học những câu ca dao nói về hoa sen nên rất thích loài hoa cao quý đó. Trang năn nỉ Nhật trong một câu so sánh. 

-Hái cho em đi Nhật. Sao cá lia thia trong ruộng người ta, Nhật bắt cho em đó. Có sao đâu. 

Nhật lúng túng chưa biết trả lời sao đành nói cho qua chuyện. 

-Cá đâu phải của riêng ai, trời sinh ra nó. Vả lại nó bơi từ ruộng này qua ruộng khác nên là của chung. Hoa sen là của người ta trồng thành ra là của riêng rồi. Mình hái là người ta có quyền trói mình lại ngay. 

Cô bé không hề sợ trói vì biết Nhật chỉ dọa. Mà nếu trói chung với Nhật là cả một điều thú vị. Như cô nàng Eva thưở mới khai sinh ra trái đất. Trang lại phân bì với Nhật về những lần trước, để xúi Adong Nhật phạm tội. 

-Thế sao xoài, ổi trong vườn người ta trước đây Nhật hái được cho em đó. Ơû vườn nhà người ta mà Nhật còn hái được. Ở đây có ai đâu. 

Nhật nhớ lại những lần chui qua hàng rào nhà người ta hái trái. Mắt lấm lét nhìn trước nhìn sau để phòng chó cắn. Nhưng rõ ràng là cậu bé sung sướng vì đem đến cho Trang những quả chín to, để thấy được nụ cười. Nụ cười của Trang còn rực rỡ hơn cả hoa sen hay bất cứ loại hoa nào có ở trên đời. 

Nhưng trưa nay Nhật đang nhìn lên bầu trời xanh thẫm. Đang nghĩ đến một vũ trụ bao la, mầu nhiệm cao vút trên kia nên chàng lười biếng đứng lên. Chàng nói với Trang lời từ chối mà như dỗ dành: 

-Thôi đừng thèm hoa sen của nguời ta nữa. Ngồi xuống đây nghe kể truyện cổ tích được không? 

Kể chuyện ngày xưa là điều Nhật thường làm mỗi khi Trang thích. Chàng kể đủ thứ chuyện. Từ trong lịch sử đến những chuyện thần thoại, hoang đường. Hết chuyện nước mình đến chuyện nước người. Trang thích nhất những chuyện trong cuốn ngàn lẽ một đêm đầy ước muốn được biến hóa theo những phép mầu. Mà Nhật thì cũng thích kể những chuyện thần tiên ấy để ước ao rằng mình sẽ là một người trong câu chuyện. 
Lúc ấy Trang bằng lòng, tạm quên đi những cành hoa sen rực rỡ, để theo Nhật vào những vùng thần tiên xa lạ đầy những tấm thảm bay mầu nhiệm. Nhưng khi mà anh chàng A Li Ba Ba giết xong những tên cướp hay anh chàng Aladin lấy lại được đèn thần rồi thì Trang lại nhớ đến hoa sen. Nàng lại đòi Nhật hái: 

-Nhưng mà em thích hoa sen. Hái cho em đi Nhật. 

Nhật tức giận như mình vừa bị mắc lừa. Mà có lẽ Nhật bị mắc lừa thật. Nhật đành phải xuống hồ sen để hái những cánh hoa, những búp còn đang e ấp với lời đe dọa: 

-Nhớ là từ rày trở đi tao sẽ không kể chuyện cho nghe nữa đâu nhá. 

Trang không hề sợ, bởi vì cô bé biết rằng Nhật sẽ quên đi, phải quên đi những điều vừa mới nói để đến lần sau tái diễn y như lần trước. 

Mấy năm sau Nhật thi đậu vào trường công lập Trần quốc Tuấn mãi tận trên thị xã. Từ Rừng Lăng cậu bé phải đạp xe hàng sáu , bảy cây số mỗi buổi để đến trường. Hai đứa ít có dịp gần nhau, nhưng mỗi lần gặp mặt là có biết bao nhiêu chuyện kể. Trường mới, lại ở trên phố thị khác hẳn với một mảnh trời quê ở Rừng Lăng êm đềm, hiền hòa của riêng Trang và Nhật. Chỉ nội con đường dài mỗi sáng đến trường cũng là một kho truyện để Nhật nói với Trang. Chưa kể đến những phòng, những lớp có cửa kính, sạch sẽ khang trang khác xa với ngôi trường mái lợp bằng tranh nghèo nàn , bàn ghế là những mảnh cây ghép lại của trại định cư ngày ấy. 

Trang ao ước được đi theo học hay được đi đến ngôi trường Nhật kể. Muốn thế cô bé phải học thật giỏi vì dạo ấy các học sinh trường công đều phải thi tuyển vào. Nhật cảm thấy may mắn hơn hẳn các bạn bè khác khi chàng học xong tiểu học.Nhớ lại hôm nghe kết quả cuộc thi, cậu bé đã hồi hộp từng giây khi ông thầy đại diện cho trường đọc tên những người trúng tuyển theo thứ tự từ cao tới thấp. Cả mấy ngàn thí sinh mà nỗi năm nhà trường chỉ nhận có ba trăm người. Nhưng mà chỉ sau hai mươi lăm tên được gọi ra trước là đến lượt Nhật hân hoan nghe tên mình được xướng lên. Buổi chiều cậu bé khoe ngay với Trang quên cả đi sự khiêm tốn: 

-Tao thi đậu thứ hai mươi sáu. Giỏi ghê không? 

Trang bĩu môi đùa lại: 

-Người ta đậu nhất, đậu nhì mới giỏi, chứ anh Nhật đậu mãi thứ hai mươi sáu mà giỏi cái gì. May mà đậu thôi. 

Nhật tức tối giải thích. Cậu bé mong rằng Trang sẽ hiểu: 

_ Trời ơi, mấy ngàn người thi mà đứng thứ hai mươi sáu thì giỏi qua rồi. Ơû Rừng Lăng này có đứa nào đậu như tao đâu. Mấy đứa kia phải học trường tư hết. 

Trang mở to đôi mắt

-Thật thế à! 

-Sao lại không thật, ở đây chỉ có mình tao đậu vô trường Trần Quốc Tuấn đó thôi. 

-Vậy sao anh Nhật không nói là anh Nhật đứng nhất ở đây. 

-Ờ! Ờ, đúng rồi. Mà mày cố học để mấy năm nữa cũng thi vào trường Trần Quốc Tuấn như tao nghe. 

Mấy năm sau thật là may mắn, Trang cũng đậu vào trường công lập Trần Quốc Tuấn, mà lại đậu cao hơn Nhật nữa. Hôm Trang đi thi, dù được đích thân thiếu úy Hiệu, cha cô bé đưa đi ,nhưng Nhật cũng bồn chồn đạp xe quanh trường mong ngóng. Mỗi buổi cậu bé đều hỏi thăm dò bài vở và hai đứa đều thầm lặng cầu xin Trời Phật ban cho sự may mắn. 

Hơn một tuần sau thì Nhật một mình đưa cô bé đi nghe kết quả. Nhật nhớ rõ buổi chiều đầu tiên chở Trang đi từ Rừng Lăng lên tỉnh bằng chiếc xe đạp còn rất mới. Chiếc xe cậu được mua khi thi đậu vào trường hai năm trước. Dù đã nhiều lần chở Trang trên chiếc xe đạp ấy, nhưng mà lần này sao Nhật thấy quan trọng quá. Hai đứa vừa đi vừa trò chuyện để quên đi nỗi hồi hộp đợi chờ. 

-Em lo quá Nhật ơi, nếu không đậu chắc em phải học trường tư. 

-Đừng lo, làm bài được hết chắc thế nào cũng đậu

-Sao anh Nhật biết

-Thì làm bài đúng hết chắc phải đậu. 

-Nhưng người ta cũnglàm bài đúng hết thì sao

Đường xa, lại chở Trang đằng sau, lên đồi xuống dốc. Nhật tự nhiên thấy bực mình vì Trang hay hỏi lôi thôi nên gắt lên: 

-Đúng hết làm sao đuợc. Đừng có lo. Tao nghĩ chắc sẽ đậu. Mà nếu không đậu thì học trường Chấn Hưng hay Kim Thông ở gần ngay đầu thị xã. Khỏi phải đi xa. Nhưng cứ yên tâm tao chắc là đậu mà. 

Khi hai đứa tới trường người ta đã đứng, ngồi đầy sân cỏ. Một chiếc bục gỗ kê ở ngoài trời ngay trước hội trường, đã có sẵn một chiếc micro để cho thầy giáo xướng tên. Chỉ vài phút sau khi Nhật và Trang đến, đám đông ồn ào hẳn lên. Một đám người đi theo ba bốn thầy cô tay cầm những trang máy đã đánh máy sẵn tên thí sinh đã trúng tuyển. Một ông thầy thấp bé, tóc chải gọn gàng, mặc quần áo tề chỉnh và thắt cà vạt bước lên bục gỗ. 


-Thầy hiệu trưởng Hà Như Hy đấy. 

Nói vài lời xong thầy Hy bắt đầu đọc tên những người trúng tuyển. Chỉ trong vòng vài phút tên Trang đã được xướng lên. Nỗi vui mừng chợt ùa đến hai đứa, thật không ngờ. Trang bật lên tiếng khóc mà Nhật thì nhảy cỡn lên. Cậu bé mừng quá có thể mừng hơn cô bé. 

Cả hai không chờ gì thêm. Cũng chẳng cần chờ kết quả dán trên bảng để xác định một lần nữa. Dắt nhau ra trước cổng trường, dựng xe đạp vào gốc cây phượng vĩ. Mùa hè cây không còn nhiều lá, chỉ đầy những chùm hoa đỏ thắm, rực rỡ in lên nền trời xanh trong. 

Trang nũng nịu bảo Nhật: 

-Anh Nhật, em thích hoa phượng. Hái cho em đi. 

Nhật nhìn lên cành phượng cao vút lên không. Trèo lên làm sao được. Và có trèo lên được cũng chẳng có ai cho phép. Ơû đây là chốn thành thị chớ có phải cái xó Rừng Lăng quê mùa đâu mà muốn làm gì cũng được. Lần đầu tiên Nhật bắt buộc phải chối từ. 

-Làm sao mà tao trèo lên đó được. Thầy giáo bắt phạt ngay lập tức. 

Trang nhìn Nhật một giây. Nhưng đuôi mắt dài như sao chổi. Cô bé nói: 

-Nhật đừng xưng mày tao với em nữa. Em lớn rồi, lên trung học rồi chớ bộ Trang lớn thật rồi, nhất là khi cô bé mặc chiếc áo dài đầu tiên đi đến trường trung học. Ngày ấy học sinh nam nữ còn học chung trường. Mà học sinh trường công thì rất là kỷ luật. Tất cả đều phải mặc đồng phục khi đến lớp. Nam sinh thì quần xanh áo trắùng, còn nữ sinh chỉ được áo dài trắng với quần trắng mà thôi. Cũng như Nhật, Trang được thầy mẹ mua cho chiếc xe đạp mới. Thế là mỗi sáng, mỗi chiều, trên con đường dài từ trường trung học Trần Quốc Tuấn ở thị xã đến rừng Lăng người ta thấy hai chiếc xe đạp song song, một cô một cậu ríu rít đến trường như chim non buổi sớm. 

Cuộc đời cứ êm đềm trôi, hiền hòa như giòng nước sông Trà trong những ngày hè rực nắng. Mỗi năm mỗi lớp, mỗi năm mỗi lớn dần hơn. Cho đến một ngày Nhật thấy mình thuộc hẳn những câu thơ mà chàng chỉ đọc qua một lần để nhớ mãi cả đời”tuổi của nàng tôi nhớ chỉ mười ba. 

Mười ba tuổi mà Trang đã lớn hẳn, đã cảm thấy sự thay đổi trong thân thể. Không còn nũng nịu hay vòi vĩnh, bắt Nhật làm đủ thứ như truớc. Cô bé thầm lặng, thùy mỵ và nhất là ngoan ngoãn, chăm sóc chìu chuộng Nhật vô cùng. Nhật cũng biết điều đó và sung sướng hãnh diện với đời vì chàng may mắn được Trang ban cho điều đó. 

Một buổi trưa hè, cả trại định cư như say trong giấc ngủ. Nắng dội xuống những hàng cây bông gòn dọc theo con đường và những cây mù u trong sân vắng. Nhật và Trang đang đứng duới gốc cây để nói chuyện đời, chuyện trường, chuyện lớp. Nhật hỏi Trang: 

-Trang ơi, mai mốt lớn lên em sẽ làm gì? 

-Em sẽ làm những gì Nhật thích em làm

Nhật muốn nói rằng anh chỉ thích em làm vợ anh, mãi mãi như những nàng công chúa và hoàng tử trong chuyện cổ tích ngày xưa, nhưng chàng không dám. Chàng nhìn sâu vào trong mắt Trang lại hỏi: 

-Trang ơi, nếu có bà tiên cho em điều ước. Em sẽ ước gì? 

Không do dự, Trang thì thầm: 

-Em chỉ ước hai đứa mình được gần nhau mãi mãi

Nhật vui mừng nhưng vẫn đắn đo hỏi lại: 

-Mãi mãi đến bao giờ? 

-Đến suốt cả đời này

Nhật sung sướng nhìn Trang. Cô bé trông lạ lẫm. Không, không phải là một cô bé nữa. Đó là một thiếu nữ má hồng, môi thắm đang độ xuân thì. Và Nhật thấy mình cũng chẳng phải là cậu bé mười lăm. Chàng đã lớn lên như trong thần thoại, một thần thoại của tình yêu. Chàng hỏi lại Trang để nghe lòng mình sung sướng: 

-Thật không em? 

Trang vẫn đứng dưới bóng cây, mắt vẫn mở to nhìn Nhật, vẫn đắm đuối mơ màng. Nhưng câu trả lời thì cương quyết

-Thật, em thề là đến hết đời này

Không kìm giữ được lòng mình Nhật cúi xuống hôn lên đôi bờ môi mọng đỏ, ngọt như mật ong, thơm như bông hồng mới nở. Trang nhắm mắt lại. Rất lâu, khi con chó bên nhà hàng xóm sủa nắng vu vơ làm cho Trang chợt tỉnh. Nàng ngơ ngác thoát ra khỏi vòng tay của Nhật, chạy vội vào nhà. 

Sau buổi trưa hôm đó. Trang trở nên thẹn thùng, e ấp. Nàng không còn tự nhiên thân mật với Nhật như trứơc nữa. Dù đang ở mùa hè. Nhật đi tắm sông, bắt chim hái trái nhưng chỉ đi một mình. Trang bây giờ bận bịu với công việc nhà giúp mẹ. Nàng đang tập nấu ăn, may vá, thêu thùa. Song mỗi buổi chiều hè đi chơi về đói bụng, bao giờ Nhật cũng được Trang mang đến cho những món ăn đặc biệt mà nàng nấu nướng trong ngày cộng với tiếng cười trong vắt mỗi khi Nhật khen chê, đùa giỡn. 

Nụ hôn đầu tiên của Nhật và Trang có lẽ là nụ hôn mở đầu cho môt chuỗi ngày âu sầu buồn thảm cho cả hai người. Bởi vì chỉ vài tháng sau đó, một sự thay đổi lớn đã xảy đến làm cho Nhật và Trang không ngờ được. Buổi sáng vẫn trong mùa hè rực rỡ, cả trại định cư bỗng xôn xao bởi những tin tức nóng bỏng về sự hoán chuyển các đơn vị trong tiểu đoàn. Thực ra lệnh lạc đã có từ mấy ngày hôm trước mà Nhật và Trang nào đâu biết được. Đến khi những sắp xếp sửa soạn xong xuôi thì hai đứa chỉ biết nhìn nhau âu sầu trong nuớc mắt. Thì ra thiếu úy Hiệu, cha của Trang được lệnh dẫn đơn vị của ông đến một nơi nào đó, xa xăm mà mấy ngày ấy Nhật không thể biết. Nhật nhớ rõ buổi sáng cuối cùng đơn vị tập họp sắp xếp lên xe. Những chiếc xe GMC to căng mui bịt kín sẵn sàng chở Trang của Nhật đi đến một phương trời xa tít mù khơi mà không có ngày trở lại. Từ khi biết được tin buồn Trang chỉ khóc. Nàng nhìn Nhật với lưng tròng nước mắt, nghẹn ngào không nói. Đến khi Nhật đem đến cho Trang cuốn sách ngàn lẻ một đêm, cuốn truyện mà Nhật đã đọc và kể cho Trang nghe tháng ngày xa trước, thì nàng bỗng khóc to lên, vùng chạy khỏi vòng tay của mẹ rồi ôm choàng lấy Nhật. Cả hai bà mẹ, cả hai ông bố đang tiễn biệt nhau đều lặng nhìn mà không nói. Nhật bình tĩnh hơn, chàng gỡ vòng tay Trang, vuốt ve mái tóc nàng ngập ngừng an ủi. 

-Nín đi em .Rồi cũng có ngày ta gặp lại nhau. 

Trang không nói .Rất lâu trong thổn thức ,rồi nàng đưa tay lêncổ tháo sợi dây chuyền mở bàn tay chàng ra lặng lẽ đặït vào.Nhật do dự vẫn để bàn tay xòe ra không biết có nên nhận tặng vật hay không vì chàng biết Trang đang xúc động. Giá trị món quà lớn lao cả về vật chất lẫn tinh thần. Chàng đưa mắt nhìn lên thấy mọi người lính đã lên xe xong xuôi với gia đình của họ. Chỉ còn hai ông bà thiếu úy Hiệu và cha mẹ Nhật còn đang yên lặng đứng chờ. Thiếu úy Hiệu quay nhìn chàng mĩm cười tỏ ý bằng lòng rồi khẽ bảo bà vợ chạy đến bên Trang. Buông Nhật ra cô bé ôm chầm lấy mẹ khóc to theo những bước chân xa. 

Gần nửõa năm sau, một buổi chiều từ nơi làm việc trở về. Nhật thấy cha mẹ cứ chăm chú nhìn chàng rồi thì thầm nói với nhau những điều mà cả hai đều muốn dấu kín. Từ đó những tin tức về Trang và gia đình đã mất hẳn trong đời sống hằng ngày của Nhật. Nhiều lần gặng hỏi Nhật chỉ được bố mẹ trả lời một cách mù mờ. Hình như ông né tránh những câu hỏi của chàng và chỉ cho biết là đã mất liên lạc với gia đình Trang từ lâu. 

Nhật vào đời như những thanh niên đầy nhiệt huyết. Và theo bước chân cha, chàng hăng hái tòng quân diệt giặc. Định mệnh trớ trêu đưa đẩy cho chàng được đổi về đây, phục vụ ở một tiểu đoàn biệt động biên phòng, trấn giữ ở một nơi mà chính ngày xưa Trang của chàng đã đến đã chịu những tai ương thê thảm nhất của một đời người. 

Thiếu úy Ruồi và Nhiều, Kiệt, Du vẫn yên lặng ngồi nghe Nhật kể chuyện mình. Ba ông đệ tử đều nhìn ông thầy đã uống quá nhiều mà ái ngại. Chúngï không ngờ Nhật đã có chuyện tình thương đau và lâm ly đến thế, nhưng cả ba vẫn không hiểu tại sao cô bé Trang ngày xưa lại chính là nàng công chúa của rừng xanh Đinh Tơ Rang bây giờ. Mà sao gặp nhau lần đầu Nhật lại chẳng nhận ra ngay. Nghĩ thế Nhiều vội hỏi. 

-Oâng thầy có chắc cô Trang ngày trước chính là Tơ Rang không? 

Chàng không trả lời vì chàng còn đang chìm đắm vào nhiều chuyện quan trọng khác. Thiếu úy Ruồi xác nhận giùm cho Nhật. 

-Ta nghĩ là đúng vì chính ta lấy được sợi dây chuyền như thế này trên xác của thiếu úy Hiệu ngày xưa. Ta đã trao lại cho Tơ Rang cất giữ. Hiện giờ Tơ Rang đang đeo một sợi dây có gắn bức tượng như thế này đây. 

Nhiều vẫn còn thắc mắc nên lại hỏi: 

-Thế sao gặp Đinh Tơ Rang lần đầu tiên lúc ăn mừng lúa mới ở đây ông thầy không nhận ra cô ấy. Cứ để phải rượt bắt hoài. 

Nhật vẫn ngồi lặng yên suy nghĩ, chàng biết chắc thiếu úy Đinh Ruồi không bao giờ nghĩ hay nghi ngờ Đinh Tơ Rang đang làm việc cho Việt cộng. Nếu biết rằng cô con gái yêu quí của ông đã là một nữ du kích cộng sản chắc là ông đau khổ biết chừng nào. Đinh Tơ Rang nếu phải làm việc cho bọn đó thì cũng chỉ là chuyện chẳng đặng chẳng đừng. Như cô Thúy Vân, như trung sĩ Đinh Ớt. Mỗi người một hoàn cảnh để trở thành nạn nhân của lũ người gian manh cuồng tín. Chàng chưa có dịp gặp Tơ Rang thật lâu để hỏi nhiều điều mà chàng chưa được biết. Ngay như ở đồi Trinh Nữ hôm kia, hai người chỉ trao đổi vài câu rất ngắn. Chàng rất muốn giải thích cho Nhiều, Kiệt, Du về những gì chàng đã biết nhưng lại sợ vì một lẽ nào đó, nếu địch quân biết được những điều này thì sẽ nguy hiểm cho Tơ Rang. Hiện giờ nàng đang ở ngoài vùng địch, tính mạng mong manh như ngọn đèn trước gió. 

Phải biết chắc rằng Đinh Tơ Rang an toàn thì chàng mới có thể trả lời câu hỏi ấy. Chàng ngước nhìn lên Nhiều, Kiệt, Du rồi ôn tồn nói: 

-Chút nữa tao sẽ nói cho tụi mày nghe. Bây giờ mình nên tìm gặp Tơ Rang để hỏi cô ấy vài câu chuyện. 

Chàng quay sang qua thiếu úy Ruồi hỏi về Tơ Rang, vừa có ý thăm dò xem ông có biết gì không, vừa có cớ từ giã. 

-Cô Tơ Rang có nhà giờ này không thiếu úy? Thiếu úy cho phép tôi gặp cô ấy có được không? 

Thiếu úy Ruồi vui sướng gật đầu. Oâng không ngờ câu chuyện lại dẫn dắt quanh co để kết cục vui hơn cả điều ông mong ước. Từ lâu Đinh Ruồi vẫn lo lắng chuyện gả chồng cho Tơ Rang. Oâng rất buồn khi thấy nàng không thiết tha gì đến chuyện ấy. Thế mà nay bỗng dưng Tơ Rang gặp lại được người xưa, lại là người ông ưng ý lắm. Oâng tin chắc là họ sẽ lấy nhau và ông sẽ hãnh diện lo chuyện cưới xin cho hai người, một đám cưới lớn nhất theo phong tục Hre trong một ngày tháng rất gần. Nghĩ thế nên ông gật đầu vui vẻ. 

-Có, bây giờ Tơ Rang đang có ở nhà. Nó vừa mới vào rừng đổi được nhiều mật ong lắm. 

Tối hôm qua nó mới về nhà và đem đến cho ta một chai. Thiếu úy Nhật muốn uống rượu pha với mật ong không? 

Nhật sung sướng đến sững sờ, chàng đưa mắt nhìn ba ông đệ tử cũng hân hoan không kém. Mấy hôm nay Nhật đã đặt toán kích ngày đêm ở quanh nhà Đinh Tơ Rang để theo dõi báo cho chàng biết nếu cô nàng trở về. Hôm nay tới thăm thiếu úy Đinh Ruồi cũng với mục đích để dò la tin tức Tơ Rang vì chàng biết người thượng có lối thông tin, lẩn trốn tài tình lắm. Tin từ toán kích chưa thấy đâu thì nay có tin từ thiếu úy Đinh Ruồi. 

Chàng đang toan đứng lên để cáo từ thì có tiếng ồn ào ở ngoài sân. Nhiều chạy ra rồi lại có tiếng cãi cọ cằn nhằn. Nhật, Kiệt, Du cũng theo ra luôn, Nhật thấy năm ông lính có nhiệm vụ bí mật canh ở nhà Đinh Tơ Rang đã đứng dưới sân. Trưởng toán là hạ sĩ Hoán, người kinh đang bực tức chửi thề, trong khi Nhiều đưa tay gãi đầu phân trần. 

- Đù má, mày làm gì mà đóng máy suốt ngày tao gọi muốn đứt hơi không trả lời. 

- Chết mẹ, nhậu ở trong với hai ông thiếu úy, quên luôn. Có tin về cô Tơ Rang rồi hả. 

Nhật chạy vội xuống sân, bắt tay cám ơn Hoán và bốn người lính Thượng. Thì ra Hoán đã khổ sở đi tìm cho được Nhật từ sáng đến giờ. Chàng hiểu ra là Hoán đã phát giác ra Đinh Tơ Rang về nhà từ tối hôm qua, lúc giữa khuya, nhưng không liên lạc được với Nhật vì tần số riêng mà chàng cho Hoán để liên lạc đã bị Nhiều bỏ quên không mở máy. Toán kích phải chờ đến sáng mới dám trở về doanh trại nhưng khi về tới nơi Nhật đã đi rồi. Họ phải đích thân tìm tới nhà Thiếu úy Ruồi để báo cho Nhật biết vì chàng dặn kỹ là ngoài chàng ra không được tiết lộ tin tức cho bất cứ ai. Nhật leo lại lên nhà sàn từ giã thiếu úy Ruồi rồi xuống cùng mấy người đệ tử đi ngay. 

Đường đi xuống ấp D nhiều dốc quanh nguy hiểm nên chàng bảo Hoán dẫn mấy người lính đi luôn. Từ hôm về tiểu đoàn đâến nay chàng chưa đến ấp D bao giờ, cũng chưa hình dung được dân Thượng ở đây sống ra sao và nhà của Đinh Tơ Rang to lớn như thế nào. 
Đang suy nghĩ miên man thì Nhiều, Kiệt, Du bước đến gần bên bục giã

-Nói tiếp chuyện khi nãy đi ông thầy

-Chuyện gì? 

-Thì chuyện em hỏi về cô Đinh Tơ Rang đó. Có những chỗ chúng em không hiểu gì cả. Ông thầy kể lại từ đầu cho chúng em nắm vững câu chuyện. Biết đâu lại chẳng có giúp được ông thầy. 

Nhật nhìn quanh. Thấy bọn Hoán đi sau khá xa chàng yên tâm rằng họ không nghe được. Còn đối với bọn Nhiều, Kiệt, Du thì đã từ lâu Nhật coi như ruột thịt. Đúng như lời Nhiều vừa nói, kể cho chúng biết cũng là một điều hay. Biết đâu gặp những truờng hợp khó khăn, nguy hiểm họ có thể linh động mà giúp được chàng nhiều chuyện. 

Lúc nãy trong nhà Thiếu úy Đinh Ruồi Nhật không muốn kể, không phải vì chàng nghi ngờ gì ông ấy. Không, với thiếu úy Ruồi thì Nhật kính nể và tin cậy lắm. Chàng sống ở đây cũng lâu, đủ để biết rằng người Hre vốn rất trung hậu thực thà. Rất kiếm khi phản bội nếu không bị bắt buộc như ông trung sĩ Đinh Ớt ở đại đội chàng. Nhật không muốn kể chuyện cho thiếu úy Ruồi nghe vì không muốn ông biết là Đinh Tơ Rang đang làm cho Việt cộng. Trong cái đầu óc đơn giản và ngây thơ kia không thể hiểu được những lắt léo phức tạp của cuộc đời, cũng không thể lường được sự thâm độc của kẻ thù. Hãy để lòng ông thanh thản mà lo cho khóa học. Nghĩ thế nên Nhật nhìn ba đứa và bắt đầu câu chuyện. 

-Tụi mày nhớ hôm đổ quân ở Tà Noát Ô Chai không? 

Du nhanh nhảu trả lời. 

--Nhớ, nhớ chứ, hôm đó ông thầy ngon ghê, đi hành quân lần đầu tiên mà dám rượt đuổi nhau với Việt cộng suốt cả một đêm. 

Nhật cười, chàng vui vẻ. 

-Ngon con mẹ gì, lần đầu tiên trong đời nghe tiếng súng nổ thật sự mà đứa nào chẳng sợ. Tụi mày biết ở quân trường thì chỉ nghe đạn mã tử nổ không thôi. Đằng này nghe đạn nổ, réo rít lên loạn xà ngầu tao cũng mấy lần muốn nằm bẹp dí luôn. Nghe lời thằng Nhiều chỉ đường tao dông tuốt lên đồi nhằm tránh đạn. 

Nhiều thấy ông thầy như muốn trách mình nên nói chữa. 

-Ai biết gì đâu. Trước đây ông Kiên có bao giờ lội như thiếu úy đâu. Đổ quân xong là ông ấy chạy thẳng lên đồi ngồi uống cà phê chờ đợi

Nhật không để ý đến lời nói của Nhiều chàng lại tiếp

-Nằm một lúc đỡ mệt tao thấy xấu hổ quá. Hỏi ông trung sĩ Thế tao mới biết rằng ông Viện với ông Ớt còn đang lội càn ở dưới. Thế là tao xuống lại ngay để gặp ông Viện. Hôm ấy chỉ có thằng Nhiều theo tao phải không? Gặp ông Viện tao mới biết là ông ấy vừa phá xong một căn lều của bọn nó. Tao liền bảo ông ấy dẫn tao quay trở lại. Thực sự tao chỉ muốn biếtø nơi Việt cộng ở ra sao thôi. Nhưng không ngờ quay lại thì gặp ngay tụi nó vừa mới mò về. 

Du lại láu táu sốt ruột hỏi: 

-Sao ông thầy biết

-Tao có biết gì đâu. Oâng trung sĩ nhất Viện nói cho hay. Oâng quả quyết với tao là tụi nó mới mò về. Bởi vì lúc nãy ông phá căn lều không thấy một vật gì của địch mà bây giờ lại thấy cái túi vải treo lủng lẳng trên cột tre gãy kia. Tao liền bảo ông ấy cho lấy xuống ngay. Chúng mày biết có gì trong túi xách không? Thằng Nhiều hôm ấy theo tao chắc biết rồi

Nhiều lên tiếng cãi. 

-Em biết gì đâu. Ông thầy với trung sĩ Viện giấu nhẹm luôn, có đứa nào biết được cái gì. À mà tiền của bọn Việt cộng phải không thiếu úy. Em nghe đồn là chuẩn úy Lương bảo thế. 

-Mẹ kiếp, ông Lương muốn giết tao nên nói vậy. Vụ này tao phải phân trần và nói rõ cho thiếu tá hay. Chúng mày biết trong túi xách có gì không? Đó là một cái xì líp mini nhỏ xíu và một cái xú chiêng của con gái. 

Du và Kiệt nhảy cẫng lên vui vẻ

-Ô là la, hấp dẫn quá ông thầy, hèn chi mà thiếu úy liều mạng đòi nằm lại để rượt theo người đẹp. 

Nhật lại cười phân trần

-Tao đâu có mê muội, ngu si đến nỗi mà vì một cái quần sì líp mà hăng máu nằm lại. Sở dĩ tao nằm lại là vì ngoài cái quần sì líp và cái xú chiêng ra, trong túi vải còn có một cuốn sổ chấm ăn của địch. Kẹp trong cuốn sổ ấy là một tấm hình, tao phải nằm lại là vì tấm hình đo.ù

-Ai vậy, tấm hình người con gái ấy à. 

Không, không phải, đó là tấm hình của chính tao. Tấm hình mà hồi đi thi trung học tao tặng cho Trang cách đây mừơi năm về trước. Chúng mày thử tưởng lại mà coi. Tao mất liên lạc với Trang đã quá mừơi năm, bỗng dưng có một tia sáng, một đầu mối và bao nhiêu câu hỏi, thế thì dù có nhát đến đâu tao cũng phải nằm lại xem sao. 

Nhiều đang chăm chú nghe, vội la lên. 

-Hèn gì mà hôm đó Thiếu úy ra lệnh phải bắt sống chứ không đựơc bắn chết. Nhật gật đầu xác nhận. 

-Đúng, đúng vậy, chuyện xảy ra thì thằng Nhiều biết rõ. Hai đứa du kích bị bắn chết ngay vì chúng nó chống cự và cô nàng thì chạy biến vào rừng. Tao đuổi theo ngay

-Thế ông thầy có thấy mặt cô gái ấy không? Du hỏi. 

-Đâu có thấy được gì. Có điều tụi mày không biết, bây giờ tao mới kể, là khi qua dòng suối, chỗ mà thằng Nhiều chạy sau tìm gặp thấy tao đó. Tao bị té gần lọt xuống suối luôn. Khẩu súng văng ra khỏi tay nằm lăn trên gốc cây. Cô nàng quay lại liền, cầm súng lên chĩa thẳng vào mặt tao. Tao sợ quá hóa ra lì, cố nhìn xem mặt cô nàng là ai trước khi chết nhưng cô nàng chừng cũng biết thế nên quay mặt đi

-Ồ ồ! Oâng thầy kể chuyện hấp dẫn như xinê hay tiểu thuyết trinh thám vậy. 

-Thì tiểu thuyết chứ còn gì nữa. Mày không thấy tao với chúng mày là những nhân vật tiểu thuyết à. Thôi để tao kể tiếp cho nghe. Quay mặt đi xong cô nàng bấm băng đạn rơi ra, lấy đạn đi rồi trả lại súng cho tao. 

-Thế thì chắc cô ấy phải quen với thiếu úy rồi... -Tao cũng ngỡ rằng như thế. Khỗ nỗi tao không trông rõ mặt để biết cô nàng là ai. Mà nghĩ lại thì dù cô nàng có chính là Trang đi nữa tao cũng không quả quyết được. Mươi năm rồi, ngày xưa Trang còn bé bỏng, nay đã là một thiếu nữ thì khó mà nhận ra ngay được. 

Du lại xen vào: 

-Rắc rối ghê quá ông thầy

-Thì chính thế, cho nên về lại tiểu đoàn trông cô nào tao thấy cũng có dáng dấp giống như cô du kích nọ. Tao cố tìm xem có nét gì là Trang của tao ngày xưa còn sót lại hay không. Tụi mày thấy đó, Gia Vực có biết bao nhiêu con gái mà tao phải rà từ cô này sang cô kia, mệt muốn chết mà còn mang tiếng nữa, đến nỗi có người còn bảo thôi tốp bớt lại đi, đánh nhau không lo mà cứ lo chuyện con gái. 

-Rồi sao mà ông thầy mò ra cô Trang của ông? 

-Tao suy nghĩ mãi về vụ cô gái ma trên đồi Trinh nữ mà tụi thượng đồn đãi với nhau rồi chính chúng nó lại run sợ. Thoạt tiên tao nghĩ rằng làm gì có ma với quỷ, chỉ là tụi thượng nó sợ hão, đồn nhảm mà thôi. Nhưng có một hôm tao cùng với mấy đứa đi gần tới đồi Trinh nữ, chỗ khúc sông cạn đó, tao thấy cô gái ma thật sự, chính mắt tao trông thấy. 

-Giỡn chơi ông thầy. 

-Giỡn cái gì, hôm ấy, mới đổi về tiểu đoàn được vài hôm là thiếu tá cho tao ra tiền đồn ngay. Mấy hôm nằm lì trong hầm cũng chán nên tao mới bảo mấy thằng thượng theo tao đi thám sát chung quanh. Đến khi đến gần đồi Trinh nữ chúng nó thụt lại ngay không chịu bước nữa, tao lấy làm lạ mới hỏi, chúng nó kể ra là đồi Trinh nữ linh thiêng lắm. Tới gần là cô gái ma bắt mất cả hồn lẫn xác.Tao không tin tụi nó nên đến gần hơn. Tụi mày biết sao không. Chính mắt tao trông thấy cô nàng ngồi xõa tóc trên hòn đá mà tối hôm kia chúng mình thấy đó. Ghê chưa .Về đồn tao suy nghĩ mãi, sau cùng tao kết luận rằng chẳng có ma mãnh gì cả, chỉ là một âm mưu mà tụi Việt cộng thường dùng để dọa nạt mấy thằng thượng cà răng run sợ. Thì như chúng mày thấy đấy. Tiền đồn của mình chúng nó đồn đãi có ma lai. Nhưng thực ra là chúng âm mưu bỏ cát vào súng để tấn công. May mà chúng mình phát hiện kịp thời nếu không thì thầy trò mình bây giờ xanh xương rồi. Sau vụ ấy, cộng thêm sự may mắn của đêm thám sát, bốn thầy trò mình đã khám phá ra bao nhiêu chuyện. 

-Giữa cô Thúy Vân và cô Tơ Rang, đầu tiên Thiếu úy nghi ngờ cô nào? 

-Thoạt đầu tao chẳng nghi ngờ cô nào cả. Tính tao vốn tin người nên ai làm gì cho mình là tao tuởng họ thật lòng .Nhưng cô Thúy Vân cứ theo tao hoài làm tao suy nghĩ lại. Mẹ kiếp chúng mày thấy tao sáng láng đẹp trai như Tống Ngọc ngày xưa đâu mà cô nàng lả lơi quá thế. Thế thì phải có vấn đề rồi. Đúng như tao suy nghĩ thì cô nàng theo tao vì lệnh của anh Ba thôi. Tụi mình may mắn biết được điều đó trong đêm thám sát, nhưng dù không biết được trong đêm đó thì tao cũng phải đề phòng, rồi trước sao gì tao cũng tìm ra. 

-Thế còn cô Tơ Rang. Sao hôm ăn mừng lúa mới ở nhà ông thiếu úy Ruồi. Ông thầy không nhận ra cô ấy là Trang của thiếu úy à? 

-Làm sao mà tao nhận ra ngay được khi cả mười mấy năm xa cách. Tao chỉ biết là cô nàng du kích giữ tấm ảnh của tao chắc là Trang ngày xưa nhưng không biết giữa hai cô Thúy Vân và Tơ Rang thì cô nào là nữ du kích. Cũng có thể là một cô nào khác ở Gia vực không chừng. Chúng mày phải biết là khi nghi ngờ thì trông ai cũng có điểm giống. Cho đến hôm thầy trò mình đi thám sát tao mới xác định được là ai. 

Du lại láu táu xen vào: 

-Tụi em hiểu rồi. Phải nói rằng đêm hôm ấy cô nàng du kích muốn cho cả bốn thầy trò mình biết mặt trước khi nhảy xuống dòng sông. Em nghe ông thầy la lên”đúng rồi” là biết ông thầy đã nhận ra. Lúc em biết được người du kích là cô Đinh Tơ Rang thì em sợ quá không dám nói một lời. 

Kiệt hỏi một câu ngớ ngẩn, vì nó là đứa chậm hiểu nhất trong ba đứa. 

-Thế thì cô ma trên đồi Trinh nữ là ai? 

Du quay sang lườm Kiệt một cái, ý chừng chê trách thằng này dốt rồi thay Nhật trả lời. 

-Thì cũng là cô Đinh Tơ Rang chứ ai, mày không nghe toán kích đêm của mình thấy cô gái từ đồi Trinh nữ băng qua sông Re lúc gần sáng sợ phát khiếp lên à. Đó là lúc cô ấy chạy từ đồi Trinh nữ về ấp D đó, phải không ông thầy? 

Nhật gật đầu, tán đồng nhận định của Du. Thằng này bộp chộp láu táu mà thông minh. 
Nó nghĩ đúng như chàng đã nghĩ. Riêng Kiệt thì lại thành thực nói lên ý của mình. 

-Tao chỉ nhận ra cô Đinh Tơ Rang buổi chiều hôm tấn công đồi Trinh nữ xong, lúc Thiếu úy chạy đến gạt khẩu súng ra ôm lấy cô ấy. Tao sợ muốn chết luôn. 

Nó quay sang Nhật hỏi. 

-Sao hôm đó ông thầy gan quá, lỡ cô Tơ Rang không phải là cô Trang mà là du kích thật thì có phải ông thầy lãnh đạn đầy người rồi. Em ớn quá. 

Nhật không nói. Chàng lại chìm trong ý nghĩ. Ngay từ cái đêm nàng ngồi trên tảng đá, quay mặt lại thì Nhật đã nhận ra nguyên vẹn cô Trang của chàng thưở trước, một cô Trang hay nũng nịu, dỗi hờn, một cô Trang thùy mị dịu dàng đã chăm lo cho Nhật từng miếng ăn, giấc ngủ, một cô Trang vất vả, truân chuyên, đắng cay và chịu đựng. Chàng đã nhận ngay ra từ đôi khóe mắt, đến vóc dáng. Chỉ một giây thôi cái hình hài quyến rũ kia bỗng dưng đã quen thuộc, của riêng chàng như cách đây mười năm đã là của riêng chàng. 

Thấy Nhật không nói một lời. Nhiều từ nãy giờ yên lặng bỗng lên tiếng hỏi Nhật: 

-Em không hiểu tại sao cô Trang lại có thể là nữ du kích của Việt cộng. Mà cô ấy có vẻ được tên tỉnh ủy Từ Ti tin cậy lắm. Thiếu úy nên thận trọng điều này. Hôm ấy ông để cho cô Tơ Rang trốn theo tụi nó uổng quá. Lỡ cô ấy đi luôn thì có phải ông phải mất công đi tìm không, còn bao nhiêu điều mình chưa biết đuợc như cái chết của ông Thiếu úy Kiên dạo nọ. Ai giết ông ấy, ông thầy có biết không? 

Nhật nhìn Nhiều lắc đầu trả lời: 

-Tao suy nghĩ rất nhiều về điều mày vừa mới nói, cũng đoán chừng rất nhiều trường hợp nhưng không có câu trả lời nào chính xác bằng chính cô Đinh Tơ Rang sẽ nói cho chúng mình nghe. Điều quan trọng hôm nay là cô ấy đã trở về. Sự có mặt hôm nay của Tơ Rang là câu trả lời cho lời cô hứa với tao hôm trước là “em sẽ trở về”. Với tao như thế đã là quá đủ. Dù cho tụi Việt cộng có mưu mô như thế nào đi nữa cũng không thể đánh lừa hay dụ dỗ được Trang khi chính mắt cô ấy nhìn thấy chúng chặt cha cô ra từng mảnh nhỏ, dù chúng nó có tàn ác ra sao cũng không ngăn nổi được tình yêu của cô ấy ấp ủ cả một đời người. Đôi khi nghĩ về cô ấy mà tao thấy xấu hổ vì biết rằng mình không xứng đáng để được cô trân trọng đến như thế nên dù có phải chết để đáp lại tấm lòng ấy tao cũng vui lòng. 

Cả bọn đi lên ngọn đồi lớn. Đường mòn khúc khuỷu làm vướng bước chân nhưng sao Nhật thấy thênh thang quá. Chàng bước thoăn thoắt lên trước cả bọn. Tới đỉnh đồi chàng dừng lại chờ rồi hỏi lớn: 

-Aáp D ở dưới thung lũng kia phải không? 

Nhiều cũng vừa lên tới nó chỉ cả một vùng thung lũng rộng, xanh tươi bao quát cả dưới chân đồi. Con đường mòn quanh co những nếp nhà sàn ẩn hiện. 

-Aáp D đấy ông thầy. Cái ngôi nhà xa nhất và to nhất kia là nhà của cô Đinh Tơ Rang đó. Nhà của ông phái viên hành chánh xã Đinh Nghen để lại cho cô ấy. 

Nhật nhìn theo hướng tay Nhiều chỉ, thấy một căn nhà sàn đo đỏ, y như được làm bằng gỗ. Chàng hình dung nếp sống lạnh lùng đơn độc của Tơ Rang trong căn nhà rộng thênh thang ấy mà thương cảm vô cùng. Chỉ chút nữa thôi chàng sẽ gặp lại Trang bằng xương bằng thịt, trở lại cả một dĩ vãng êm đềm của tuổi thơ ngà ngọc. Chao ôi, hồi hộp và sung sướng biết bao nhiêu. Có bao nhiêu điều phải hỏi, bao nhiêu nhớ nhung để chia xẻ. Có lẽ Nhật phải ở lại ấp D luôn đêm nay mới nói hết được bao nhiêu tâm sự đầy vơi. 

Nhưng chàng bỗng giật mình nhìn thấy từ trên con đường dẫn tới nhà Tơ Rang đi ngượïc lại một đám người. Một đám lính thì đúng hơn vì họ đều mặc quần áo rằn ri. Chết mẹ có chuyện gì xảy đến cho Tơ Rang. Hay là ban hai đã biết mọi chuyện đang chờ Tơ Rang trở về để bắt nàng. Nếu đúng thếù Nhật khó mà thanh minh cho được. Tệ hơn nữa là họ có thể sát hại nàng. Nghĩ đến đây Nhật bỗng thấy đầu óc bần thần lo sợ. Chàng vội bảo Nhiều. 

-Đưa tao cái ống nhòm xem mấy người kia là ai. 

Nhiều không đưa cho Nhật ngay. Nó đưa ống nhòm lên nhìn xuống đám người đang đi tới. Sau một hồi chăm chú nó kêu lên. 

-Ồ, trung úy Hoàng ngọc Lê đó ông thầy ơi, chắc ông Lê mang lính ra để chọc cô Trang. Ông dám làm ẩu lắm, ồ mà có ai như chuẩn úy Đức nữa. Đúng rồi ông Đức. Oång ra ngoài này làm gì, còn mấy đứa kia đúng là lính đại đội một. 

Nhật giật mình lấy ống nhòm nhìn xuống. Quả đúng là Hoàng ngọc Lê và Đức thật. Bao nhiêu chuyện kể Hoàng ngọc Lê bức bách Tơ Rang dạo nào làm Nhật giận run lên. Trời ơi, giá mà có chuyện gì xâm phạm đến Trang thì thằng này sẽ chết với chàng. Nhưng còn thằng cha sĩ quan trợ y kia cũng mò tới đó làm gì. Nhật nhớ lại chuyện Thúy Vân kể mà gờm cho ông thầy thuốc này. Có một cái gì khó hiểu mà linh tính cho chàng biết phải đề phòng bọn chúng. 

Chỉ có một con đường mòn duy nhất. Muốn không gặp mặt bọn họ Nhật chỉ còn cách bảo thuộc hạ nấp vào bụi rậm. Nhưng chàng lại không ưa làm chuyện lén lút nên đành ra lệnh cho tất cả xuống đồi. 

Chừng mười phút sau, vừa xuống chân đồi, Nhật gặp bọn Hoàng ngọc Lê và Đức cùng mấy người lính cận vệ đi lên. Chưa gặp mặt chàng đã nghe Lê hét toáng lên với mấy người lính đi đầu. 

-Chúng mày đi thăm cô Tơ Rang đấy hả? Ồ này có cả Thiếu úy Nhật nữa. Thôi đi về đi, cô Tơ Rang đi rừng chưa về, cô ấy không có nhà đâu. 

Cả bọn Nhật ngạc nhiên, chưng hửng không biết Hoàng ngọc Lê nói thật hay đùa. Chàng liếc nhìn ông thầy chuẩn úy Đức để dò xét xem đúng hay sai. Anh chàng này vui vẻ xác nhận với Nhật, cử chỉ thân mật như để lấy long. 

-Trung úy Lê nói đúng đó. Cô Tơ Rang không có ở nhà. Cửa nào cũng khóa chặt. 

Nhật phân vân nhìn Hoán như muốn hỏi. Nhưng khi Hoán toan trả lời thì Nhật lại gạt đi ra dấu cho Hoán đừng nói gì. Hoàng ngọc Lê đến bên Nhật thân mật. 

-Thiếu úy Nhật thích cô Tơ Rang rồi chứ. Cái lưng ong thắt lại đó. Chỉ rà thôi cũng đủ ngất ngư rồi. 

Nhật nhìn thẳng vào mặt Lê và Đức không nói một lời. Chỉ lẳng lặng ra lệnh cho thuộc ấp tiếp tục đi thẳng tới. Được một quãng chàng nghe tiếng Hoàng ngọc Lê chửi thề bực bội bảo Nhật là thằng nhóc con làm dóc. Chàng thầm nghĩ hay là hai người nói thật. Hoặc là Tơ Rang đã cố ý tránh mặt bọn họ. Đến chân đồi, ngôi nhà sàn của Tơ Rang hiện ra theo hướng nhìn của Nhật. Chàng thấy gọn ghẽ và ngăn nắp quá. Từ lối đi, bờ cây, bụi cỏ đều tương đối gọn gàng. Nhật có cảm tưởng như đây là một ngôi nhà trong các chuyện Tàu hơn là buông thượng Hre. Chàng gọi Hoán tới, căn dặn bảo Hoán cho những người lính bao quanh rồi cùng bọn Nhiều, Kiệt, Du bước trên con đường quanh co dốc đứng lên tới sân nhà. Nhật ngạc nhiên thấy trong sân đủ các loại gia súc từ mấy con bò cho đến heo gà. Thật là sinh động. Chàng bước lên thang gác để nhìn lên liếp cửa vì thấy một trang giấy học trò được gài ở đó. Nhìn nét chữ xinh xắn ngày nào lòng Nhật bồi hồi xúc động. Anh, chờ một chút. Em sẽ trở về. Thân mến .Trang


(còn tiếp)

Nguyễn Bá Thuận