11 April 2017

QUA ĐỒI TRINH NỮ (Chương 12) - Nguyễn Bá Thuận

|xem Phần Giới thiệu và Chương 1|xem Chương 2 & 3|xem Chương 4|xem Chương 5|xem Chương 6|xem Chương 7|xem Chương 8|xem Chương 9|xem Chương 10|xem Chương 11|

Chương Mười Hai
Mấy hôm liên tiếp, mưa hè đổ nước tràn trề. Rừng xanh được tắm gội thỏa thê cho cây đâm chồi nẩy lá. Hoa bằng lăng nở rộ màu tím hồng trên những ngọn xanh, thấp thoáng dưới chân đồi. Lớp bụi đỏ mờ hàng ngày đã được gội sạch đi. Núi rừng như thay áo mới. 
Chiều nay trời nắng mát. Nắng trong dìu dịu của bầu trời còn đọng hơi nước, chiếu lấp lánh trên những giọt mưa ngủ quên trên kẽ lá. Gió đưa nhẹ, lay động hàng bắp xanh non như mời gọi tâm hồn người lữ thứ hòa nhập với thiên nhiên. Ngồi trên nhà sàn thoáng mát, bên cạnh vò rượu cần thơm, Nhật thấy yêu mến vô cùng khung cảnh êm đềm, thơ mộng ở ngoài kia. Đối diện với chàng, thiếu úy Đinh Ruồi mặt cũng đỏ gay. Oâng ngồi trầm tư hàng giờ không nói. Có lẽ ông thả hồn về dĩ vãng. Về một đêm mưa gió, gào thét hãi hùng với hàng trăm xác người ngã xuống làm nghẹt cứng dòng sông . Màu nước trong xanh đã đổi sang màu đỏ lờ nhờ vì máu. 

Hôm nay, Nhật tới thăm thiếu úy Ruồi lần cuối trước khi ông lên đường theo học khóa sĩ quan hoàn hảo. Biết rằng ông có mười hai bà vợ. Thiếu tá tiểu đoàn trưởng đã ưu ái cho ông nghĩ phép trước hai tuần với hy vọng là sau khi chia tấm thân gầy cho mỗi bà một đêm, thiếu úy Ruồi còn mấy ngày nghĩ ngơi lấy lại sức lên đường. Chính Nhật đôi lúc muốn hỏi ông nhiều chuyện mà cứ nấn ná mãi vì sợ làm phiền. Chờ đến ngày cuối cùng mới tới thăm ông. Nhật ngạc nhiên và vui mừng thấy ông còn khỏe mạnh chứ không nằm luôn như vua Lê Long Đĩnh. 

Thấy Nhật tới, thiếu úy Ruồi mừng lắm. Oâng cũng đang cần gặp chàng để hỏi thăm về khóa học đã làm ông lo lắng gần như mất ăn, mất ngủ. Tiếng kinh ông nói không rành rẽ huống hồ đi học khóa sĩ quan phải viết lách lôi thôi làm cho ông ớn lạnh. Thà cứ cho ông đối diện với cả tiểu đoàn Việt cộng còn hơn bắt ông phải đi học thế này. Nhưng biết làm sao hơn. Đã là người ở trong quân đội thì chỉ có thi hành lệnh chứ nào ai dám cãi. Nhật nhắc đi nhắc lại nhiều lần là khóa học hoàn hảo thì ai cũng đậu, ai cũng “bảng vàng đề tên” để ông đừng lo lắng quá. Thế mà ông vẫn chẳng an tâm. 

Nhưng dù có lo thế nào đi nữa cũng phải uống rượu tiêu sầu. Vì vậy mà chóe rượu được mang ra, thịt nai được nướng lên để ông đãi khách. Bốn thầy trò Nhật được mời cởi giày, phủi chân ngồi xuống sàn nhà. Lạ thay, rượu như cho ông thêm sức mạnh, đẩy lui nỗi lo sợ vẩn vơ. Rượu như xếp lại thời gian đưa Đinh Ruồi vào dĩ vãng khi Nhật hỏi ông đôi điều về ngày ấy. 

Ông nhìn Nhật gật gù, lẩm bẩm mấy tiếng Hre làm thầy trò Nhật chẳng hiểu gì, cứ mở mắt to ra như muốn hỏi. Yù chừng Đinh Ruồi cũng biết thế, ông lại mỉm cười bảo Nhật

-Thiếu úy Nhật có muốn Đinh Tơ Rang không? Ta cho cưới Đinh Tơ Rang đó, chịu không? Ta thấy thiếu úy vừa với Tơ Rang lắm đó. 

Nhật không trả lời câu hỏi của ông trong lúc ba người đệ tử thích chí cười vang. Chàng trầm ngâm đốt lên một điếu thuốc rê vừa mới quấn xong rồì hỏi lại: 

-Tôi có được nghe nói Tơ Rang là con của một người bạn của thiếu úy trước khi chết nhờ coi sóc dùm, vì thế ông nhận Tơ Rang làm con nuôi phải không? 

-Đúng, đúng, Tơ Rang là con nuôi của Đinh Nghen, phái viên hành chánh xã ở đây. Mà nó chết bốn năm rồi. Nó gửi ta coi sóc dùm Tơ Rang nên ta cũng coi Tơ Rang như con ta vậy. 

-Thế vợ ông ấy đâu, sao Tơ Rang không ở với mẹ? 

-Vợ Đinh Nghen hả, cũng chết luôn , từ cái ngày đổã máu trên đồi con Yêng đó. Lâu lắm rồi... Oâng cúi xuống lẩm bẩm. Lâu lắm rồi, có đến bảy tám năm qua. Cây rừng đã thay bao nhiêu lần lá. Nước rừng như đã rửa sạch dấu vết man rợ ngày xưa, nhưng đối với ông, chuyện xảy ra còn rất rõ, như mới hôm qua ngay trên đồi trinh nữ. 

Nhật reo lên vui mừng khi nghe ông nhắc đến đồi Trinh Nữ. Rồi chàng nhìn thiếu úy Ruồi nói như cầu khẩn: 

-Thiếu úy cũng biết chuyện xảy ra ngày trước ở đồi Trinh nữ à. Chuyện thế nào, ông kể cho tôi nghe được không. Tôi có rất nhiều điều muốn hỏi về chuyện ấy. Nhất là một gia đình, hay đúng hơn về một người con gái. Thiếu úy, làm ơn kể cho tôi nghe đi. 

Thiếu úy Ruồi gật đầu rồi cúi xuống. Suy nghĩ một hồi lâu ông lại ngẩng lên đưa mắt nhìn bọn Kiệt, Nhiều, Nhu. Đinh Ruồi quay về phía Nhật như muốn hỏi ý kiến chàng có nên cho bọn chúng nghe không. Trong ba thằng thì Nhiều là đứa tinh ý nhất. Nó vội đứng lên và nhắc thằng đứa kia. 

-Mình xuống sân chơi tụi bây, để hai ông thiếu úy nói chuyện. 

Nhật từ lâu xem ba đứa như những đứa em. Vả lại chàng thấy không có gì cần phải dấu nên nói với thiếu úy Ruồi, mà như nói với ba đệ tử. 

-Chúng ta đều cùng chung một đại đội, như anh em chung nhà. Thiếu úy cứ kể cho anh em chúng tôi nghe. 

Thiếu úy Ruồi gật đầu. Ông gọi người nhà mang thêm rượu, lấy thêm thịt nai khô. Kiệt và Du đứng lên ngay để phụ khiêng ra một bình cà ró lớn. Hai đứa dùng luôn chày giã gạo đập thịt nai cho mềm ra rồi thổi bếp than nướng lên. Mùi thơm của thịt, mùi cay nồng của rượu làm chúng nó như khoẻ hẳn lên. Bây giờ lại được nghe một câu chuyện mà từ lâu đã đi vào huyền thoại làm chúng thêm phấn khởi hơn bao giờ hết. 

Thiếu úy Ruồi lại cúi đầu xuống để cố nhớ rành rọt từng chi tiết của câu chuyện mười năm trước mà ông chứng kiến. Thình lình ông ngẩng đầu lên. Trong đôi mắt hiền lành kia, giờ đây đã hằn lên nỗi sợ hãi cùng giận dữ về một ngày xưa gió bão đầy trời. Ngoài sân nắng vừa chợt tắt. Mây đen lũ luợt kéo về. 

Mười năm trước, Gia Vực là một thôn xóm đẹp như tranh và yên lành no đủ. Chiến tranh chưa hề hiện diện ở đây. Cây rừng đầy hoa trái, đất rừng phá rẫy một mùa đủ nuôi sống con người cả năm. Những thú rừng như heo, nai, chồn mễn không khi nào thiếu cho những người trai Hre can đảm và gà vịt đầy sân cho những người con gái chăm làm. Mùa xuân là mùa của hội hè, hò hẹn, mùa của những cô gái trinh nguyên sẵn sàng trao thân cho những chàng trai tìm vợ. Buôn làng tràn ngập tiếng hát hò, trống, phách, vui đùa, ca múa. 

Gần đây, muốn đi về Ba Tơ, dân trong buôn không phải luồn cây, vạch lối đi như trước. Từ ngày chính quyền quốc gia trở về, một con đường đá rộng đã được khởi công chạy dài từ miền xuôi, ngang qua Ba Tơ, Gia Vực lên mãi tận Kontum. Con đường như dải lụa vắt trên sườn núi và dân trong buôn làng hân hoan từng đoàn, vác gùi chuyên chở những sản phẩm của rừng xanh xuống Ba Tơ đổi lấy những đồ gia dụng. Cuộc sống yên ấm, tươi vui, ngày một rộn ràng hơn. 

Đại diện cho chính quyền quốc gia, đối với dân trong buôn làng khi ấy khi ấy là một đồøn lính Bảo Chính quân Bắc Việt được đổi từ miền xuôi Quảng Ngãi lên đây. Mục đích chính của họ là bảo vệ an ninh cho bản làng và những người lính công binh xây đắp con đường tiến thẳng đến Trường Sơn. Song song với những nhiệm vụ thiết yếu ấy, họ còn có thêm công tác khai hóa người dân, đem ánh sáng văn minh đến cho vùng rừng xanh, núi đỏ này. Trưởng đồn là một sĩ quan còn trẻ, mới ngoài ba mươi. Ông và những người lính của mình mới từ Bắc vào Nam sau hiệp định 1954 chia đôi đất nước. Đầu tiên, họ theo tiểu đoàn đóng ở rừng Lăng gần ngay sân bay tỉnh lỵ, một thời gian khá dài. Cho đến một ngày kia ,chính quyền quốc gia cải tuyển, đổi danh họ thành những người lính Bảo An rồi hoán chuyển, xé nhỏ cái tiểu đoàn ấy ra nhiều mảnh, phân tán đi khắp mọi nơi. Thiếu úy Hiệu, trưởng đồn được lệnh dẫn cả đại đội, dắt díu vợ con bồng bế lên đây phá rừng đắp lũy dựng xây doanh trại. 

Những ngày đầu tiên, tất nhiên là những ngày gian khổ. Song với tài chỉ huy khéo léo, cộng thêm với sự khôn ngoan, mềm mỏng của Thiếu úy Hiệu, cả đại đội được sự giúp đỡ tích cực của dân trong bản làng. Chẳng bao lâu đồn lũy, trại gia binh được mau chóng hoàn thành. Sự mua bán, đổi chác của dân làng với nhóm người mới tới trở nên nhộn nhịp, phồn thịnh, làm dậy nên sức sống và thay đổi hẳn bộ mặt của Gia Vực vốn bình lặng từ bao nhiêu năm trước đó. 

Ngày ấy cha của Đinh Ruồi còn sống, dù ông cụ đã gần tám mươi tuổi. Mọi người trong buôn làng kính nể, làm theo những lời ông vì chính ông cụ là ông già làng, một chức vụ giống như tù trưởng của những bộ lạc lớn. Thiếu úy Hiệu đã khéo léo, ân cần giúp đỡ, giảng giải cho cụ ông thấy được điều hay của nếp sống văn minh. Ông cũng nói rõ rằng mục đích của những người lính tới đây là để giữ gìn an ninh cho làng bản, đem ánh sáng văn minh đến với rừng xanh, mang những tiện nghi ,vật chất đến cho từng mỗi con người. Điển hình là con đường nối từ miền xuôi lên, ngang quận lỵ Ba Tơ tới đây rồi chạy lên những dãy núi cao xa mãi ngoài kia. Con đường nối liền những miền xuôi ngược, chuyên chở no ấm và yêu thương đến những thôn làng.Bao nhiêâu tiện ích và những nhu cầu cần thiết, như cơm, gạo muối hàng ngày cho mỗi người dân đều đã đi qua con đường thân yêu đó. 

Từ ngày con đường được xây đắp lên đã làm cho Gia Vực đổi mới rộn ràng. Những người con trai làng đã thấy được xa hơn là những dãy núi, tàng cây bao quanh đời họ. Đinh Ruồi cùng với bạn bè nô nức góp phần vào công việc lợi ích chung cho tất cả bản làng. Năm ấy, ông đã ngoài ba mươi và gần như gánh vác mọi công việc của cha già. Oâng cùng với Đinh Nghen chỉ huy đám trai làng phụ giúp với những người lính công binh lo toan mọi việc. Bù lại họ được trả lương xứng đáng. Bao nhiêu thứ hiếm hoi và quý báu cho núi rừng nhờ có con đường, được chuyên chở đến thường xuyên, dễ dàng hơn. 

Đinh Ruồi biết rất rõ về người sĩ quan trưởng đồn năm ấy. Gia đình ông tất cả ở đây gồm có một bà vợ xinh đẹp hiền từ và một cô gái nhỏ nhắn dễ thương. Họ thường cùng nhau đi khắp bản làng, nhất là tới nhà ông thường xuyên để bàn việc và trò chuyện với cha ông. Họ thảo luận với nhau tất cả mọi công việc, từ việc xây dựng bản làng, đường xá đến mùa màng. Thiếu úy Hiệu khuyến khích mọi người thường xuyên canh tác hoa màu theo kiểu người miền xuôi, chắc chắn và ổn định hơn lối du canh trước đây, vừa bấp bênh vừa thiệt hại đến thiên nhiên. 

Mọi việc tưởng chừng như sẽ êm đềm xuôi chảy, cho đến một hôm ngày kia đi rừng Đinh Ruồi bị bao vây bởi một nhóm người lạ mặt. Họ chừng hơn hai chục người, đa số là người miền xuôi. Cũng có một vài ngưòi thượng Hre như ông mà mãi sau ông mới nhận ra. Đó là những thằng gian xảo đã có lần ăn trộm trâu và đào trộm củ. Bị trừng phạt và đánh đòn rất nhiều lần chúng bỏ buôn làng ra đi biền biệt. Lần này chúng theo đoàn người lạ mặt trở về. Họ dẫn Đinh Ruồi đến một nơi khác ngồi chung với một đám dân làng đã bị giải về đây tự lúc nào. Những con người lạ mặt ấy bắt đầu nói đến những danh từ nghe thật lạ tai. Nào là chiến tranh giải phóng, nào là vùng lên phá hủy con đường mà theo lời họ đó chính là xiềng xích của một bọn người tai sai cho đế quốc muốn nô lệ hoá người dân. 

Đinh Ruồi và dân làng nào có hiểu gì về những danh từ ghê gớm ấy. Oâng trố mắt ngạc nhiên khi thấy họ lôi trong bụi ra một ông già, tay đã bị trói quặt đằng sau. Một tên cầm súng dí vào người ông. Ra trước đám đông nó đạp một cái làm ông già té xấp. Đinh Ruồi há mồm, trợn mắt ngạc nhiên khi thấy ông già đó chính là cha của mình, ông toan chạy đến để đỡ cha lên thì họng súng đã chĩa thẳng về phía ông bắt ông đứng yên tại chỗ. 

Mấy thằng Hre ăn trộm trâu khi trước bắt đầu kể tội ông già. Chúng nó đặt lên ông không biết bao nhiêu là tội mà cái tội nặng nhất là hợp tác với lính quốc gia và bắt trai tráng làm việc cho tụi tay sai. Khi thêm thắt, bịa đặt ra những tội lỗi tưởng tượng xong chúng liền ra lệnh cho ném đá và lấy cuốc nện kỹ lên đầu ông cụ. Nhìn cảnh tượng cha già giãy giụa, co quắp thân mình sau nhát cuốc, Đinh Ruồi thấy lòng mình tê điếng, hờn căm. Nhưng rồi ông bình thản lại, nỗi đau đớn đã làm tê liệt thần kinh để ông không còn biết đau hơn nữa. Oâng giương mắt ngó lại từng thằng trong buổi đấ tố hôm ấy. 

Hơn hai chục thằng giải phóng làm theo lệnh của một thằng thấp bé, lùn sủn như trẻ con. Hắn chạc bằng tuổi ông nhưng khôn lanh quỷ quyệt. Mãi tận sau này ông mới biết tên hắn là Từ Ti mà đồng đảng thường gọi bằng cái tên rất cung kính là anh Ba. Ông vẫn tưởng rằng sau buổi tập trung để giết người ấy bọn ông sẽ được thả về. Đinh Ruồi đã định bụng phải vạch ra kế hoạch thông báo cho đồn lính Bảo An được biết để tảo thanh trừ khử những quân cướp của giết người này. Nhưng mà không như ông phỏng đoán. Bọn Việt cộng tàn ác hơn nhiều. Khi bắt một số người mà chúng nó nghĩ rằng hợp tác với chính quyền quốc gia, chúng đã có kế hoạch dẫn giải họ đi về vùng giải phóng để bọn người này làm nô lệ trong những mật khu sản xuất lương thực nuôi quân. Đã là Việt cộng ,thằng nào mà chẳng khôn lanh quỷ quyệt. Chúng nó sẽ làm những chuyện động trời mà trong đầu óc chất phác của ông không hề nghĩ tới. 

Nhìn quanh đám người bị bắt tụ họp ngày ấy Đinh Ruồi thấy toàn là những gương mặt thân quen của những chàng trai khỏe mạnh trong buôn làng. Bạn ông là Đinh Nghen cũng bị dẫn tới ngồi ủ rũ trong một góc rừng. Cũng như gia đình ông, gia đình Đinh Nghen thuộc loại khá giả trong buôn. Và đối với cộng sản thì khá giả đã là một tội nặng rồi. 

Chiều hôm ấy họ bị dẫn đi ngay. Cũng may mà chúng không trói tay ông và những người khác lại với nhau, chắc là chúng muốn đoàn nguời di chuyển mau hơn. Đinh Ruồi cố tình đi chậm lại đến gần Đinh Nghen. Oâng đưa mắt nhìn bạn như thầm bảo sẽ trốn đi. Trốn trên đường di chuyển nếu có cơ hội. Đinh Nghen hiểu ý ngay và gật đầu ra dấu hiệu sẵn sàng. Trời sanh mỗi người đều có một cá tính đặc biệt. Với những người thượng, ngôn ngữ của họ càng nghèo nàn thì sự nhận biết bằng thủ hiệu của họ lại càng cao. Vì thế chỉ một cái liếc mắt, gật đầu, đưa tay, Đinh Nghen và Đinh Ruồi đã cùng ngầm hiểu phải làm gì. 

Đinh Ruồi vừa đi vừa cầu nguyện. Ông mong thiếu úy Hiệu và những người lính trong đồn phát giác ra được chuyện này thì bọn ông sẽ được giải cứu ngay. Nhưng vừa ra khỏi đám rừng thưa thì ông ngạc nhiên và kinh sợ, vì trước mặt ông, dưới những gốc cây cổ thụ của rừng già một đoàn quân của giặc đông như kiến cỏ, có đến mấy trăm người.Không biết chúng từ đâu tới mà đông quá, vũ khí đạn dược thật là đầy đủ. 

Thật sự hôm đó là ngày chúng gom góp toàn lực lượng trong tỉnh tụ họp về đây để mừng mặt trận giải phóng miền Nam của chúng vừa được thành lập mà ông nào có biết. Nhưng Đinh Ruồi biết rằng bọn họ không cần che dấu các ông là chúng tụ họp đông đảo ở đây thì chắc là ông khó được thả về. Vì thế ý nghĩ trốn chạy càng nung nấu trong ông. Ông ước lượng từ chỗ bị bắt đến đồi 157 không xa mà lo sợ cho số phận những người lính trong đồn. Nếu đúng như ông dự đoán thì chỉ nội trong đêm nay, chuyện đánh nhau sẽ phải xẩy ra. 

Đêm xuống nhanh mà đoàn người di chuyển chậm. Họ men theo bờ sông Re đi ngược về miền Ô Chai, Tà Noát. Đối với ông cái dãy núi xanh thẩm, xa xăm kia cũng không hẳn là lạ lùng vì ông có lần du cư ở đó. Nhưng mà chuyến đi này ông thấy nó lạ lùng vì những sự đổi thay mà ông không hề biết. 

Dẫn đầu đoàn người đi là mấy thằng Hre ăn trộm trâu dạo đó. Chúng nó vác mỗi thằng một khẩu súng CKC có lưỡi lê dài gần bằng chiều cao của chúng. Đinh Ruồi không hiểu sao chúng lại gắn luỡi lê dài ngoằng ra như hăm dọa. Sau này ông mới biết ra là chưa chắc chúng đã có đủ đạn để bắn nên phải gắn luỡi lê vào để khi hữu sự dùng được ngay. Oâng đã đoán đúng. 

Đinh Ruồi không phải chờ đợi lâu để nghe tiếng súng. Mới đi được quãng ngắn là cơn giông bão đã nổi lên. Sấm chớp và mưa rừng kéo về. Đêm đen như được xẻ ngang, xẻ dọc bởi những ánh chớp và đạn bom. Mọi người đều nhốn nháo đi tìm chỗ nấp. Mặc cho mấy thằng Thượng cộng hét hò, đám đông mỗi lúc một xáo trộn hơn lên. Lợi dụng lúc hỗn độn ấy, ông kéo tay Đinh Nghen chạy thẳng vào rừng. Bắt chước ông đám trai làng sau một phút bàng hoàng cũng túa ra như chợ vỡ. Vậy mà mấy thằng Thượng cộng đi theo chỉ biết kêu lên chứ chẳng bắn phát nào để thị uy đám người chạy trốn. 

Thoát được vào rừng, Đinh Ruồi tìm đường về lại bản làng. Sinh ra lớn lên trong rừng thẳm, ông thuộc từng bờ cây, bụi cỏ, từng mỏm đồi, hốc đá nhưng vì lẩn tránh kẻ thù mãi tận gần sáng ông mới về tới làng bản. Bấy giờ tiếng súng đã yên lặng sau một đêm dài thi nhau nổ. Oâng biết là đồn lính đang bị tấn công nhưng chưa biết thế nào. Đến khi thấy mấy thằng buổi chiều hôm trước đang hét hò tụ tập dân bản thì ông đã đoán được sự thể ra sao. 

Trời sáng dần, Đinh Ruồi và Đinh Nghen cùng nấp trong một bụi cây cao lá gai kín mít. Từ phía trên họ nhìn rất rõ khung cảnh dưới chân đồi. Trại lính bây giờ vẫn còn bốc cháy nhưng cảnh tan nác điêu tàn đã phơi bày rõ ràng dưới ánh nắng mai. Dân làng được dồn vào một chỗ bên bờ sông Re để cho anh Ba Từ Ti lập tòa án nhân dân. Những người lính bị trói quặt hai tay ra sau lưng. Một toán hàng mấy chục người được dẫn ra trước bờ sông Re chờ xử tội. Trong đám ấy Đinh Ruồi thấy có cả thiếu úy Hiệu, trưởng đồn. Oâng vẫn còn mặc quân phục nhưng không còn mũ đội. Hai tay ông dù bị trói, địch quân vẫn cẩn thận quấn quanh người ông mấy sợi dây to. Tên tỉnh ủy Từ Ti đang khoa tay múa chân, chỉ vào những tù binh nói với dân làng và đám vợ con của họ. 

-Đây là những tên phản quốc, làm tay sai bọn Mỹ Diệm chống lại nhân dân. Tội của họ đáng lẽ ra là tội chết, nhưng cách mạng vốn khoan hồng độ luợng, cho họ một con đường lao động để đoái công chuộc tội. Những người này sẽ được đưa đến một nơi an toàn để họ có cơ hội cải tạo lại bản thân. 

Huênh hoang về cách mạng, về Bác và Đảng mãi tận trưa, Từ Ti mới cho dân làng giải tán. Hắn cũng ra lệnh cho toán vợ con những người lính di chuyển về mật khu Tà Noát. Đinh Nghen và Đinh Ruồi vẫn nằm yên nín thở trong bụi rậm đợi cho đoàn người đi hết. Lúc này chỉ còn lại bộ đội và du kích cộng sản ngồi bao quanh đám tù binh bên bờ sông Re. Hai người tưởng họ sẽ dẫn những người tù đi luôn để ló mặt ra. Nhưng không, họ vẫn ngồi cả đấy. 

Sau một đêm giao tranh, trên mặt sông Re đã đầy những xác người trôi về một chỗ, đó là cái eo thắt bên đồi. Đinh Ruồi nhìn xuống mặt sông nhẩm đếm trên dòng nước lạnh lùng kia có bao nhiêu thi thể lặng lờ trôi. Chiều qua nhanh, đêm xuống, mà đoàn người vẫn còn ngồi yên một chỗ. Hai ông nấp trong bụi nhìn nhau thắc mắc như muốn hỏi tại sao họ không di chuyển những người tù binh như Từ Ti nói lúc trưa nay. Tuy là đêm tối nhưng nhờ ánh trăng tròn hai người vẫn có thể nhìn rõ từng người. Mệt mỏi vì đã hai đêm không ngủ, cả hai thiếp vào trong giấc ngủ vật vờ. 

Đến khuya, những tiếng rú thất thanh, tiếng kêu gào thảm thiết làm Đinh Ruồi thảng thốt choàng dậy. Oâng không tin ở mắt mình khi thấy những thanh mã tấu vung lên chặt đám tù binh ra làm nhiều khúc, chặt một người đang sống, chân tay đã trói là một chuyện khó làm. Mà chặt hơn hai chục con nguời còn sống thì chỉ có những người đi theo cách mạng mới làm nổi. Cái vĩ đại và phi thuờng của con người cộng sản là ở chỗ này đây. 

Hơn hai mươi người, bị chặt ra làm nhiều khúc thả xuống sông Re cộng thêm với những xác chết trong đêm giao tranh cùng trôi về một chỗ trũng sâu trong dòng sông cạn đã làm nghẽn nước dòng sông. 

Thi hành xong thủ đoạn, Từ Ti và đồng bọn ra đi. Trong bụi Đinh Nghen và Đinh Ruồi mở to mắt kinh sợ, thao láo nhìn nhau không nói nên lời. Trong đầu óc chất phác và đơn giản của hai ông không nghĩ được rằng tại sao lúc trưa này chính miệng tên tỉnh ủy Từ Ti khoác lác vơí đồng bào về cách mạng khoan hồng tha chết cho những người lính bại trận kia mà đêm đến chính hắn lại ra lệnh giết. Họ thành thực đến nỗi không hiểu và không nghĩ rằng mỵ dân và dối trá là nghề của Việt cộng. Đạo đức với tình nhân loại không thể có trong con người cộng sản. Hai ông không hiểu nổi những danh từ, những chủ nghĩa và giai cấp cũng chẳng hiểu tự do dân chủ là gì. Nhưng hôm nay họ hiểu được rằng đám người man rợ kia là những con ác thú, đội lốt con người. So với thiếu úy Hiệu trưởng đồn và những người lính quốc gia họ luôn luôn tương phản, tựa như ngày và đêm, ánh sáng và bóng tối. 

Đêm tối, nhưng ánh trăng sáng quá. Aùnh trăng lờ nhờ, vằng vặc càng làm cảnh vật thêm ghê rợn. Hai ông chờ lâu khi biết chắc rằng những tên Việt cộng đã bỏ đi hết mới dám mò ra. Họ đều sợ hãi run rẩy nắm tay nhau lần xuống. Muốn về làng bản họ không có con đường nào khác ngoài lối đi băng qua chỗ vừa chém giết và lội qua khúc sông đầy nhưng xác người. 

Hai người đi quanh sườn đồi lần xuống gần mé nước. Đêm im vắng quá. Thỉnh thoảng một cơn gió rì rào qua kẽ lá như đưa linh hồn nguời nằm xuống vào một nơi miên viễn xa xăm. Đột nhiên hai ông cùng dừng lại. Hình như có tiếng động hay tiếng chân ai lội lõm bõm trong dòng nước. Đã từng trải như Đinh Ruồi mà không tránh khỏi rùng mình. Ai, ai đó. Ma hay là một người nào còn sống, giờ đây hồi tỉnh lại. 

Tuy sợ nhưng cả hai đều nắm chặt tay nhau tiến gần hơn. Có tiếng khóc sụt sùi trong tiếng gió. Bước tới gần hơn nữa hai ông kinh sợ thấy một bóng đen đang kéo một xác người. Bóng đen nhỏ nhắn, tóc dài, rõ ràng là một cô gái nhỏ. Đinh Ruồi nhìn kỹ nhận ra dáng rất quen thuộc. Phải rồi, cô gái nhỏ con ông trưởng đồn mà ông vẫn thường lui tới. Nhưng cô gái làm gì còn ở đây. Oâng tưởng rằng cô gái và mẹ đã bị bắt dẫn về Tà Noát lúc trưa này. Sao cô lại trốn về đây được. Thì ra cũng như Đinh Ruồi, cô bé khôn ngoan lợi dụng lúc bọn Việt cộng sơ hở, lúc mà Từ Ti huênh hoang về giải phóng đã trốn vào một kẹt đá ngay bên bờ sông. Khi đoàn vợ con lính đi rồi cô vẫn còn nằm lại. Cô bé thương cha và muốn được theo ông, ít ra để được biết ông giam giữ nơi nào, nhưng không ngờ cô lại phải chứng kiến một cảnh tượng vô cùng bi thảm. Đợi khi bọn họ đi hết rồi, cô bé mới mò ra. Mắt cô không rời thân xác người cha, chân tay bị chặt ra từng khúc, vật vờ bên mé nước. 

Cô bé không khóc, mà cũng không dám khóc, chỉ sụt sùi rồi bước xuống dòng sông. Xác cha cô nằm kia, mắt mở to, trợn trừng uất hận. Người ông như gãy đôi bỡi những vết chém quá mạnh của bọn người man rợ. Trong khi cô gắng lôi người cha lên bờ, cô bé không ngờ có hai đang đứng sau lưng. Đến khi Đinh Ruồi lên tiếng, dù rất khẽ cũng làm cô hoảng hốt quay lại. Oâng đưa hai tay như muốn đón lấy cô. Nhận ra Đinh Ruồi và Đinh Nghen, cô bé chạy ngay đến, ôm lấy hai người khóc lên nức nở. Đinh Ruồi và Đinh Nghen cũng thương cảm quá nên nước mắt cũng lưng tròng. 

Đinh Ruồi cùng với bạn kéo xác thiếu úy Hiệu lên bờ. Trời đêm dần sáng, hai ông trở lại bản làng, huy động dân bản đi vớt chôn xác những người lính quốc gia .Không có hòm, không có chiếu mà lại quá nhiều nên tất cả đều được chôn chung một hố ngoại trừ thiếu úy Hiệu được cô gái yêu cầu chôn riêng một chỗ. 

Cô gái nhỏ, bé bỏng trong một đêm đã trở thành côi cút, mất cha lạc mẹ. Ngày ấy Đinh Nghen không có đứa con nào nên ông rất vui mừng được nuôi nấng chăm sóc cô gái nhỏ kia. Thực ra cô gái cũng đã biết làm mọi việc để tự nuôi thân, thông minh và sáng láng. Vả lại vợ chồng Đinh Nghen lại giàu có, lắm trâu nhiều rẫy, ngôi nhà sàn của ông cũng to lớn, ngang ngửa với nhà của Đinh Ruồi. Oâng thương cô gái bằng cả tấm lòng, chất phác đơn sơ mà bền chặt. Cô gái được đặt một cái tên của người bản sứ Hre đó là Đinh Tơ Rang. 

Sau cái đêm hãi hùng ấy, Gia Vực bị bỏ trống nhiều năm. Thỉnh thoảng anh Ba Từ Ti lại cho người về thu lúa khoai của dân làng để ủng hộ nuôi quân. Đinh Nghen và Đinh Ruồi ít khi dám ở lại nhà lúc ban đêm. Hai ông thường lẩn trốn trong rừng hoặc xuống hẳn quận Ba Tơ trú ngụ hằng mấy năm trời. 

Càng lớn Đinh Tơ Rang càng trở nên xinh đẹp. Năm nàng vừa mươi sáu tuổi đã biết bao trai tráng trong bản làng đem trâu tới hỏi. Ngay cả người trên quận Ba Tơ cũng nghe tiếng nàng mà trọng vọng Đinh Nghen. Nhưng mà Đinh Nghen rất quý con gái mình nên không ép uổng nàng bao giờ. Chính Đinh Tơ Rang cũng chẳng để ý tới một ai. Nàng chăm chỉ lo việc nhà, lúc rổi rảnh thì lo công việc buôn làng. Nàng mang thuốc thang và và những lời an ủi đến những nơi bệnh hoạn, đau khổ. Nàng mang thực phẩm, ngô khoai đến những gia đình thiếu thốn miếng ăn. Nhà Đinh Nghen vốn khá giả, trâu lúa dư thừa. Cộng thêm với tài khéo léo và quán xuyến của Tơ Rang nên thóc lúa lúc nào cũng đầy kho. Mấy năm sau, sau khi người Mỹ đổ quân, các 

trại dân sự chiến đấu được thành lập. Và Gia Vực cũng có một trại riêng dù chỉ cách quận lỵ Ba Tơ chừng hai mươi cây số. Đinh Ruồi trở về đầu quân ngay. Nghĩ đến cha già, tuổi quá tám mươi bị trói giật tay ra phía sau, bị phang cuốc vào đầu ngay trước mặt, đã làm ông không thể đội trời chung với đám cộng sản. Lại chứng kiến cảnh tàn sát, chặt người còn sống ra từng khúc dã man như thời tiền sử làm ông hăng hái hơn trong lúc hành quân đuổi quân thù. Oâng được thâu nhận ngay và với uy tín sẵn có trong bản làng ông được đưa lên làm đại đội truởng dân sự chiến đấu. Khi trại đã thành lập phải có chính quyền để lo lắng cho dân. Vì thế xã Gia Vực được lập lên và Đinh Nghen, một người có uy tín với dân đã trở thành phái viên hành chánh xã. 

Chẳng bao lâu, các trại dân sự chiến đấu được trả về cho quân lực. Họ được cải tuyển sang binh chủng Biệt Động Quân và các trại trở thành các tiểu đoàn Biệt động Biên phòng. Vì nắm giữ chức đại đội trưởng nên Đinh Ruồi được bộ tổng tham mưu đồng hóa cho mang lon thiếu úy và vẫn chỉ huy những nguời lính cũ của ông. 

Khi Đinh Nghen chết cách đây bốn năm vì một tai nạn trong lúc săn đuổi một con nai, ông đã đến bên bạn trong những giờ hấp hối. Oâng hứa với Đinh Nghen sẽ lo lắng cho Tơ Rang thay cho bạn để Đinh Nghen yên tâm nằm xuống. Nhưng ông không lo được gì cho nàng ngoài sự chăm sóc hàng ngày. Đinh Nghen chết đi để lại cho Tơ Rang cả một gia tài. Chính vì thế mà Tơ Rang rất khó lấy chồng. Ai muốn cưới Tơ Rang phải mang trâu đến nàng. Mà trâu thì Tơ Rang có quá nhiều khó có người trai nào có nhiều hơn thế được. Tơ Rang lại chẳng để ý gì đến chuyện chồng con. Suốt ngày nàng bận rộn với chuyện đi rừng đi rẫy. Chuyện thăm hỏi, giúp đỡ dân trong buôn làng. Nàng như bà tiên nhân hậu của Rừng Xanh đúng như lời Nguyễn Minh Viện nói trước đây. Đối với Đinh ruồi, Tơ Rang luôn kính trọng và hiếu thảo như với Đinh Nghen. Nàng luôn luôn vâng lời ông mọi chuyện, trừ chuyện lấy chồng. 

Hôm ăn mừng lúa mới Đinh Ruồi tuy ngồi trầm ngâm, im lặng như không để ý chuyện gì, nhưng ông biết hết. Lần đầu tiên Oâng thấy mắt Đinh Tơ Rang long lanh, dáng cô vui vẻ, lòng cô ngất ngây khi gặp Nhật. Oâng biết đứa con gái xinh đẹp, lạnh lùng của ông đã xao xuyến thương yêu... 

Kể xong câu chuyện và nghĩ đến niềm vui của Tơ Rang, thiếu úy Đinh Ruồi mỉm cười. Mắt ông thôi ngầu đỏ, sợ hãi như những đêm man rợ, hãi hùng kia. Cái đêm mà mỗi khi đi hành quân làm cho ông thêm quyết tâm săn lùng bọn người độc ác còn hơn thú dữ. Oâng nổi tiếng trong tiểu đoàn vì sự gan lì và dũng cảm

Cả bọn ngồi nghe chăm chú và cảm động với nỗi lòng và hoàn cảnh của Tơ Rang. Nhất là Nhật, chàng che dấu nỗi xúc động của mình bằng cách cắm triêm vào một vùng rượu ngon, hút những hơi dài liên tục. Nhiều thấy mọi người im lặng theo đuổi những ý nghĩ riêng tư. Nó hỏi một câu như để thay thế cho Nhật: 

- Sao cô Tơ Rang không về đây với thiếu uý mà cứ ở một mình ở bìa rừng cuối ấp D. Đinh Ruồi trả lời ngay, không hề thắc mắc: 

-Thì nhà của Đinh Nghen ở đó. Đinh Tơ Rang cũng ở đó từ trước tới giờ quen rồi. Ta không bao giờ bắt Tơ Rang làm theo ý mình bao giờ. 

Nhật ngửng đầu lên. Chàng hỏi một câu không ăn nhập gì tới chuyện đang được nói. 

-Tôi nghe người ta nói Thiếu úy có bùa hộ mạng nên đạn bắn không trúng. Có thật không ông? Đinh Ruồi không nói, ông lẳng lặng lấy ra một vật mà ông luôn giắt trong người, giở ra cho bọn Nhật coi. Đó là con cua bằng đá, sắc sảo với những gai nhọn như một con cua thiệt. Nhật nghĩ chắc nó là một con cua hóa đá từ mấy ngàn năm. Oâng khẽ nói: 

-Đeo con cua này vào người đạn bắn không trúng đâu. 

Cả bọn xuýt xoa và trầm trồ khen con cua đẹp. Thảo nào mà Đinh Ruồi không sợ chết. Đi hành quân lấy được súng, giết được địch mới tính chuyện trở về. Ông đưa con cua cho Nhật, nói với chàng một cách thân ái như Nhật đã là con rể của ông. 

-Giữ lấy con cua này, đi hành quân không sợ Việt cộng đâu. 

Nhật ngạc nhiên sung sướng. Không phải là vì chàng có được bau vật phòng thân. Dĩ nhiên là chàng không tin chuyện ấy. Nhưng là vì tấm lòng ưu ái của Đinh Ruồi dành cho. Chàng lúng túng nửa muốn cầm, nửa muốn trả lại cho ông: 

-Ồ! cám ơn Thiếu úy, tôi thích lắm, nhưng mà ông giữ lấy để phòng thân. Tôi cũng có cái này đây. 

Chàng lấy ở trong ví ra một gói ny-lông nhỏ. Mọi người đều chăm chú nhìn vào. Nhật từ từ giở gói, kéo ra một sợi dây bằng vàng nhỏ xíu, được gắn vào một bức tượng phật Quan Thế Aâm Bồ Tát. Bức tuợng cũng nhỏ nhắn xinh xinh. Chắc là của một ngưòi nào đó tặng cho chàng, vì ai cũng cảm thấy sợi dây chuyền và bức tượng nhỏ quá không vừa với cái cổ của Nhật. Du lanh miệng nói: 

-Chắc của em nào “sú vơ nia” cho ông thầy chớ gì. Trông nhỏ xíu. 

Nhật gật cái đầu thay cho câu trả lời. Chàng nói với mọi người: 

-Tôi đã giữ bức tượng này mừơi năm rồi. Mỗi lần có chuyện gì lo lắng hay nguy hiểm tôi đều nghĩ đến bức tượng như thay một lời cầu xin che chở và tôi cảm thấy bình an. 

Thiếu úy Ruồi chăm chú nhìn bức tượng gắn sợi dây. Đúng là ông đã trông thấy một bức tuợng như thế này ở đâu rồi. Sợi dây nhỏ nhắn, li ti những mắt dây vàøng óng như tỏa sáng. Oâng cố tìm trong ký ức vốn quá nông của mình để nhớ về người đeo sợi dây ấy. Oâng vẫn chưa nghĩ ra thì Nhật đã hỏi ông: 

-Sau đêm đó, có bao giờ Đinh Tơ Rang gặp được mẹ ruột của mình hay có tin tức của bà ấy không? 

-Không, chẳng có khi nào Tơ Rang trông thấy bà ấy nữa. 

-Thế còn đám vợ con của những người lính bị xỏ xâu dẫn về Tà noát cũng không thấy trở về à? 

-Không có ai cả. Không có ai cả. Ta nghĩ rằng đầu tiên họ dẫn về Tà noát nhưng mà sau đó chúng dắt đi xa hơn, vào những khu rừng hoang vắng để phát rừng làm rẫy. Chắc mẹ của Tơ Rang cũng bị dẫn đi như thế. 

Nhật thở dài thương cảm cho Đinh Tơ Rang. Chàng hiểu được khi con người đi qua sự đau khổ thì đã trở nên chai đá. Tuổi thơ của nàng là cả một vết hoằn loang lổ những điều đau đớn và kinh hoàng không bao giờ quên được. Chàng đưa tay nhẹ nhàng xoa lên bức tượng. Dù luôn được gói kín trong bao, nhưng màu vàng vẫn sáng óng ánh như tỏa hào quang. Nhật nhớ rất rõ cái ngày chia ly và những kỷ niệm của tháng ngày xa xưa đó. Cắm ống tiêm vào một bình rượu ngọt. Nhật hút một hơi dài, men rượu đầy lùi chàng vào những ngày quá khứ. 

Bỗng nhiên thiếu úy Ruồi thảng thốt kêu lên: 

- Ta nhớ ra rồi, ta nhớ ra rồi

Nhật vẫn không nói. Chàng đang đắm chìm vào men rượu. Phải, chàng biết thiếu úy Ruồi nói muốn nhớ ra cái gì. Chàng cũng muốn nói thật nhiều về cái ngày ấy với tất cả những người ngồi quanh đây mà chàng đã xem như những người thân ruột thịt. Thiếu úy Ruồi hiền lành chất phác. Nhiều thông minh lanh lẹ. Kiệt tuy chậm chạp nhưng mà thật thà. Du láu táu nhưng rất dễ thương. Cả ba đứa đều có chung một đức tính cao quý: trung thành và can đảm. Chúng nó đã biết hết những chuyện thầm kín của chàng thì còn gì mà không kể cho chúng nghe về ngày xưa. Du thấy Nhật cứ lầm lì uống rượu không để ý gì đến mọi người xung quanh. Nhiều và Kiệt thì đang lõ mắt chờ đợi câu nói Đinh Ruồi, trong lúc ông đang chăm chú nhìn Nhật như hỏi ý kiến chàng xem có nên nói hay không. Du không nhịn được hỏi dồn. 

-Thiếu úy nhớ ra cái gì nói ra ngay đi. Oâng làm tụi tui đứng tim vì hồi hộp nè. Nói mau đi ông thầy. 

Nhật gật đầu nhìn thiếu úy Ruồi. Oâng trả lời Du sau một tiếng thở dài ngậm ngùi: 

-Ta nhớ ra là ta đã thấy một sợi dây chuyền y như thế này trong xác chết của một người trên đồi Trinh Nữ cách đây mừơi năm về trước. 

Cả ba ông đệ tử đều ngồi thẳng lên hỏi dồn: 

-Ai vậy, ai vậy , của ai vậy thiếu úy

-Của ông thiếu úy Hiệu, trưởng đồn lính cũ là cha của Đinh Tơ Rang

Nhiều, Kiệt, Du đồng loạt đưa mắt nhìn Nhật như để nghe một lời giải thích thêm cho rõ ràng câu chuyện. Mặt chàng đã đỏ gay vì men rượu. Những ngày, những tháng, những năm xưa lần lượt trở về như trong một câu hát mà chàng vẫn thích... 

“Mời người lên xe, về miền quá khứ
Mời người đem theo trọn vẹn thương yêu”.


(còn tiếp)

Nguyễn Bá Thuận