27 May 2017

NHÀ TÙ (Tựa & Chương 1) – Duyên Anh

Gọi là thay lời tựa:
Tôi không có ý định viết hồi ký về những năm tù đầy của tôi khi tôi trở lại đời sống bình thường. Con người sinh ra là để chịu đựng mọi hệ lụy. Từ đầu đường oan nghiệt, tôi khởi sự khóc và tôi sẽ gục ngã ở cuối đường oan nghiệt. Từ đấy, theo tôi, là những cái mộ u cao hơn, nhiều chông gai hơn những cái mộ u khác dốc dài sau đó. Vượt qua hay chẳng vượt qua thì rồi cũng chết. Có những cái chết thật vô tích sự và mục rả như có cây tàn tạ. Có những cái chết được phục sinh. Chinh ý nghĩa của sự sống đã phục sinh sự chết. Ý nghĩa ấy nảy mầm trong lòng những cái mộ u cao nhất của sầu đạo và mầm ấy chổi lên mặt đất, chổi lên mãi thành cây nhân sinh xum xuê lá cành xanh mướt, trĩu nặng trái chín vàng mộ bằng sự phấn đấu can đảm của con người vượt qua mộ u. Nhà tù nào cũng chỉ là một xã hội thu hẹp. Nó nhỏ bé nên nó sinh động vô cùng. Nó gần gũi nên nó lột trần muôn mặt. Nó đầy rẫy ti tiện bẩn thỉu. Nó cao thượng và nó thấp hèn. Nó phản phúc đáy tim và nó sắt son đầu lưỡi. Nó đố kỵ ban đêm và nó hòa hoãn ban ngày. Nó anh hùng trong bóng tối và nó khiếp nhược ngoài ánh sáng. Nó tạo dựng ngộ nhận, vu khống, chup mũ và hành hạ lẫn nhau, bởi quan điểm cũ kỷ, bởi lập trường sắt máu, bởi sự ngu xuẩn, bởi máu lãnh tụ và bởi cả một điếu thuốc lào, một cục đường hay một miếng thịt chia chẳng đồng đều! Nhà tù không dạy con người một bài học cao quý nào cả. Con người đã tự học ở sự tủi nhục, ở nơi cay đắng trong nhà tù. Để biết chịu đựng. Để biết coi thường tất cả. Để biết thương xót.

Không ai thích vào tù, dù chết trong tù sẽ thành liệt sĩ hoặc ra khỏi tù sẽ thành dũng sĩ. Sát nhân cũng sợ tù. Vĩ nhân cũng sợ tù. Đại đức cũng sợ tù. Linh mục cũng sợ tù. Các nhà cách mạng càng sợ tù hơn. Bởi thế, nguc tù không bao giờ là thành tích vĩ đại để khi thoát khỏi nó, người ta vỗ ngực khoe khoang, người ta quảng cáo nó như một món hàng thương mại, người ta xử dụng nó như một phương tiện bước vào chính trường. Như những người thật thà với chính mình, tôi rất sợ hại tù đầy. Tôi ở lại Việt Nam vì vụng về trong mưu toan chạy trốn. Tôi không bao giờ ở lại để làm chứng nhận lịch sử cả. Công việc phi thường nầy dành cho người khác. Tôi ở lại và tôi bị bắt bỏ tù. Tôi thành ở tù. Khi được thả về, nghĩa là khi biết mình chưa chết, tôi mới dám nghĩ tới những năm tù đầy bất hạnh của tôi là hạnh phúc cho riêng tôi, cho những cuốn tiểu thuyết tôi sẽ viết mai nầy. Tôi xin nhắc lại: Tôi không có ý định viết hồi ký về những năm tù đầy của tôi khi tôi trở lại đời sống bình thường. Nhưng tại sao tôi lại viết?
Tháng 10 năm 1983, tôi đến Paris như một thuyền nhân buồn bã. Bạn bè tôi, những người đã cứu tôi thoát khỏi ngục tù cộng sản, hay tin tôi đã có mặt tại Pháp, tới thăm tôi, chia nỗi vui mừng với tôi. Tất cả đều hỏi tôi về đề lao Gia Đình, về Sở Công An, về khám Chí Hòa, về các trại tập trung và những hình phạt mà những tù nhân phải chịu đựng năm nầy qua năm khác, và suốt một kiếp người. Họ hỏi tôi về những người trí thức Việt Nam vì đấu tranh cho nhân quyền mà bị lưu đầy, phát vãng. Họ hỏi tôi về các nhà văn, nhà thơ, nhà báo, những tù nhân tư tưởng của thời đại khốn kiếp của chúng ta. Tôi bỗng thấy tôi có bốn phận viết hồi ký. Hồi ký của tôi sẽ không phải chỉ là bản báo cáo nỗi khổ lê thê và riêng rẽ về số phận văn nghệ sĩ, trí thức. Cũng không phải là những trang ngục sử ca ngợi các vị anh hùng không bao giờ có ở nhà tù cộng sản. Tôi có tham vọng, trong hồi ký của tôi, diễn tả cái thủ thuật gian ác và hèn mọn của chủ nghĩa cộng sản là triệt để khai thác sự yếu đuối của con người, đe dọa, khủng bố để con người khiếp nhược, đánh vào dạ dày con người bằng roi gạo để con người đê tiện và tạo mâu thuẫn để con người thù hằn con người. Những con người, con người tù nhân Việt Nam, đã chết, sắp chết hay sẽ chết vẫn tồn tại với định nghĩa làm người rực rỡ. Trong thống khổ và cô đơn.
Hồi ký của tôi gồm 2 cuốn. Cuốn thứ nhất mang tên NHÀ TÙ. Cuốn thứ hai mang tên TRẠI TẬP TRUNG. Như đã trình bày, nhà tù là một xã hội thu hẹp, nó gần gũi nên nó tự lột trần muôn mặt. Tôi có gắng ghi chép thật trung thực cái muôn mặt đỏ.
Montreuil, tháng Giêng, 1984.

Duyên Anh
Yêu thương tặng Nguyễn Ngọc Phương, nhà tôi, người đã tốn nhiều nước mắt nuôi chồng tù.

PHẦN I: CAY ĐẮNG VỠ LÒNG (SỞ CÔNG AN)
CHƯƠNG 1

– Anh là Vũ Mộng Long?
– Phải.
– Anh là nhà văn Duyên Anh?
– Phải.
– Kể từ giây phút này, chúng tôi bắt anh.
Người mật vụ của phòng Bảo Vệ Chính Trị thuộc Sở Công An thành phố Hồ Chí Minh bảo tôi đưa hai tay ra phía trước. Anh ta còng tay tôi lại. Bằng chiếc còng số 8, chế tạo tại USA. Người mật vụ, một sinh viên nằm vùng, nhìn tôi mỉm cười tự mãn. Bỗng anh ta quát tháo:
– Anh đứng dậy!
Tôi đứng dậy.
– Đứng nghiêm.
Tôi đứng thẳng. Hai tay không duỗi xuống được nên đành phải đặt cả còng lẫn tay trước hạ bộ cho nó nghiêm túc đúng nghĩa.
– Anh nghe tôi đọc Quyết định.
Tôi nghe.
– Việt Nam Dân Chú Cộng Hòa, Độc lập, Tự do, Hạnh phúc …
Người mật vụ gấp tờ Quyết định, nôm na gọi là lệnh bắt người, bỏ vào túi và hỏi tôi:
– Anh hiểu rõ rồi chứ?
– Hiểu.
Nhà nước Việt Nam Dân Chú Cộng Hòa và đảng Công Sản đã quyết định bắt tôi với lý do “phần tử nguy hại cho an ninh của tổ quốc.” Lúc ấy là 5 giờ chiều ngày 8 tháng 4 năm 1976. Trước đó nửa tiếng đồng hồ, tôi đang bầm thịt, nấu cháo nuôi vợ ốm, ông Tổ trưởng dân phố của tôi dẫn ông Phường trường và công an phường đến thăm gia đình tôi, hỏi chuyện sinh hoạt phường khóm và nếp sống mới. Tôi bỏ nồi cháo dưới bếp để tiếp chính quyền. Chừng mười phút, một ông công an cáo lỗi ra về. Mười phút sau, mật vụ ập vào nhà tôi, súng ngắn súng dài đầy đủ. Cộng sản luôn luôn chơi chắc ăn. Họ giả vờ thăm viếng tôi. Khi biết đích xác tôi có mặt ở nhà, họ mới đến bắt.
Cảnh tượng gia đình tôi, bấy giờ, thật bi thảm. Vợ tôi đang đau nặng, vụt tỉnh, tung mền chạy ra phòng khách. Tôi nhìn cái còng nhãn hiệu Mỹ do cộng sản xiết dính trên tay mình, nhìn vợ mặt mày tái mét, nhìn ba đứa con tôi ngơ ngác, nước mắt chảy ròng ròng. Cùng với mùi tanh tưởi của chủ nghĩa hèn mọn, tôi ngửi được mũi dầu cù là mà vợ tôi không ngừng xoa lên trán, lên mũi, lên cổ để khỏi ngất xỉu trong nghịch cảnh. Lần đầu tiên vợ tôi biết phấn đấu. Lần đầu tiên những sợi dây thần kinh của vợ tôi căng thẳng tột độ. Mật vụ lăng xăng, quan trọng như thể họ sắp đem tôi ra bãi bắn. Tôi thấy yên tâm từ giây phút mật vụ còng tay tôi. Tôi đã đoán đúng số phận của tôi. Tôi không thể trốn qua chiến dịch truy lùng rồi phơi phới vượt biên vì không có bạn tốt là Xuân Thiêm, chủ bút nhật báo Quân Đội Nhân Dân, bộ hạ của tướng Song Hào, che chở, đùm bọc, thương hại! Tôi không thể trốn vì tôi có vợ con và tôi yêu vợ con tôi, không nỡ để vợ con tôi liên lụy. Tôi đợi công an đến bắt tôi sau khi hay tin họ đã bắt Nguyễn Mạnh Côn, Trịnh Viết Thành, Doãn Quốc Sĩ … Tôi nói với người đọc quyết định bắt tôi:
– Xin anh đừng làm vợ con tôi hoảng sợ. Tôi đã chuẩn bị vào tù.
– Anh biết anh sẽ bị bắt?
– Phải.
– Ai cung cấp tin tức cho anh?
– Từ mồng 2, các bạn tôi đã lần lượt bị bắt và tôi đã sửa soạn hành lý ra đi.
– Đi đâu?
– Vào tù.
Người mật vụ nhún vai. Tôi không bao giờ quên cái nhún vai của anh ta, cái nhún vai kiêu ngạo, xấc xược của kẻ theo đóm an tàn, của kẻ nắm vùng trúng mối. Bảy năm sau, có dịp gặp lại người đã còng tay mình, đã mỉm cười tự mãn, đã nhún vai xấc xược, trong một quán cà phê nghèo nàn, anh ta bắt tay tôi, xưng “em” ngot sớt và hỏi tôi định làm gì khi đã mãn hạn tù. Tôi nói tôi đã “sửa soạn hành lý ra đi”. “Đi đâu,” anh ta tò mò. Thản nhiên, tôi đáp: ”Vào tù nữa, đời sống của bọn nhà văn phản động luôn luôn bất ổn ở chế độ ta.” Anh ta không còn nhún vai nữa. Mà thở dài. “Em dạo nầy buôn bán thuốc tây chợ trời như các nhà yêu nước khác, các trí thức yêu nước, sinh viên yêu nước. Thưa anh, anh biết chưa, sinh viên tranh đấu Phạm Hào Quang đang làm nghề mua bán ve chai. Còn giáo sư chống Mỹ cứu nước Trần Tuấn Nhậm thì chết rồi, chết không một nấm mồ.” Tôi đã định nhún vai một cái. Thấy tội nghiệp quá, lại thôi. Nhưng lúc anh ta nhún vai, anh ta không tội nghiệp ai cả. Con sói non vừa độ ngấm thuốc ngu, nó hung hắng chỉ muốn móc một người chân chính. Anh ta ra lịnh cho đồng bọn lúc lạo khắp nhà tôi, khám xét tận tình từng cái ngăn kéo. Giấy tờ, bản thảo, thư từ, ảnh kỷ niệm, nhất nhất đều bị soi kính mật vụ. Anh ta cầm cuốn Lửa Rừng của Vũ Hạnh, lẩm nhẩm câu Kính tặng nhà văn Duyên Anh. Tác giả rất trân trọng. Rồi anh ta xe phăng trang sách mang chữ ký và thủ bút của đồng chí nằm vùng lớn của anh ta. Anh ta xếp nhỏ, nhét vô túi quần.
Lục lạo, bới tung, quăng bừa bãi, hạch hỏi đến 10 giờ tối, mật vụ tịch thu toàn bộ tác phẩm ấn bản đặc biệt đóng bìa da, gáy mạ chữ vàng của tôi. Tôi thở phào. Vì đồ “tế nhuyễn” của vợ tôi, mật vụ không tìm ra chỗ dấu. Tôi chợt nhớ Nguyễn Du tả cái đám côn quang vào nhà Vương ông. Bọn ăn cướp thời đại nào cũng thế. Bọn ăn cướp có chủ nghĩa hậu thuẫn còn ghê tởm hơn. Cái đám côn quang của chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, buồn thay, rặt một lũ sinh viên, trí thức Sàigòn nằm vùng mà trước ngày 30 tháng 4 năm 1975, người ta quen gọi chúng là bọn “ăn cơm quốc gia, thờ mà cộng sản.” Chúng tuân lệnh đến bắt tôi, bắt một người cầm bút chẳng quốc gia, chẳng cộng sản, một người “cộng sản không tha, quốc gia không dung” như tôi hằng xác định thái độ từ khi tôi cầm bút. (Xin hiểu quốc gia tôi dùng ở đây là quốc gia giả hiệu từ sau 1-11-1963, thứ quốc gia đốn mạt với những cơ cấu vá víu và những hạng người điều hành tham lam. Bởi các chế độ Saigòn đã làm mang tiếng quốc gia, thiết tưởng những người Việt Nam chân chính đã chiến đấu bảo vệ tổ quốc mấy chục năm ròng rã và đang tiếp tục chiến đấu giải thoát tổ quốc khỏi ách nô lệ của chủ nghĩa cộng sản hãy tạm quên quốc gia. Còn nhân danh quốc gia là còn bị ngộ nhận chiến đấu để phục hồi dĩ vắng, vì không bao giờ phục hồi nổi dĩ vãng, hiểu theo bất cứ lối suy diễn nào.) Trong khi chờ đợi đồng chí chan nước màu lên bát bún riêu chủ nghĩa, tức là làm biên bản khám xét nhà, bắt người, tịch thu đồ đạc, người sinh viên nằm vùng hỏi tôi, giọng đã bớt sắt máu:
– Anh ăn cơm chưa?
– Chưa.
– Anh được phép ăn uống một chút gì đấy.
Vợ tôi vẫn ngồi xoa dầu cù là và nhìn mật vụ lập biên bản. Con gái tôi pha cho tôi ly sữa đá. Con trai lớn của tôi mua cho tôi khúc bánh mì. Tôi đưa hai tay còng cầm khúc bánh mì. Ăn không vô. Tôi buông khúc bánh xuống sàn nhà. Lai nâng ly sữa uống. Uống không vô. Tôi nhìn thằng con trai đầu lòng của tôi. Nó đã thôi khóc. Mắt nó mở trừng trừng. Tôi nghĩ nó muốn chup cảnh tượng này vào trí óc của nó. Bất chợt, nó vùng chân đạp từng cái ghế ở bàn ăn. Mật vụ giật mình, khó chịu:
– Tao sao cháu đạp ghế?
– Ghế của nhà tôi, tôi có quyền đạp.
Mật vụ lặng thinh. Chẳng lẽ đọc thêm quyết định bắt đứa bé 13 tuổi. Tôi phục thằng con tôi quá. Những đứa trẻ không muốn lớn của tôi, những Dzũng Dakao, Chương Còm, Bồn lừa, Danh ná … đã muốn lớn. Và đã lớn trong kinh qua của lịch sử buồn thiu. Hình như, nhiều người lớn thì lại … con nít đi!
Đúng 11 giờ, biên bản lập xong. Mật vụ đọc cho vợ tôi nghe. Vợ tôi đọc lại và chỉ bằng lòng ký tên nếu mật vụ trả lại tấm ảnh chụp cả lớp mỗi cuối năm của các con tôi và mấy cuốn Lucky Luke vô tội. Mật vụ nhả ảnh nhưng ôm 2 cuốn Billy the KidEn remontant le Mississippi theo. Lucky Luke cũng can tội … nhân vật phản động. Như John Wayne, tài tử phản động, vì đóng phim Mũ nồi xanh. Bỗng dưng, vợ tôi nổi máu phản kháng vi Lucky Luke. Lúc ấy, tôi không hiểu và lúc này tôi không thích hỏi lại vợ tôi.
1 giờ 30, mật vụ mở cửa chiếc xe du lịch Toyota màu trắng đậu sẵn trong sân nhà tôi, dục tôi bước vào. Vợ tôi, vừa ra khỏi cửa là ngất xỉu, khụy ngã. Hai đứa con nhỏ của tôi quỳ xuống ôm lấy mẹ khóc nức nở. Tôi ngoái lại, đưa hai tay dính còng USA vẫy vẫy từ biệt con tôi. Chúng nhìn theo, đầm đìa nước mắt. Thằng con lớn đứng chờ ngoài cổng. Nó ghé sát cửa kính, khích lệ tôi:
– Bố giữ gìn sức khỏe!
Tôi dơ cao tay còng, từ giã con tôi. Kể từ đó, tôi xa gia đình. Đường khuya phố vắng, chiếc Toyota chay vun vút. Tôi nghĩ đến nồi cháo chưa kịp bỏ thịt đã cháy khét trên bếp. Tôi nghĩ đến những tiếng nghẹn ngào khi vợ tôi tỉnh dậy. Tôi nghĩ đến ngày mai của các con tôi. Tôi nghĩ tới bãi chiến trường ở gia đình tôi sau thời gian địch rút lui. Chúng để lại gì nhỉ? Trước hết, đôi mắt chim khuyên của con tôi đã biến thành diều hâu dữ tợn. Đó là niềm chua xót vĩnh cửu. Con tôi biết hận thù quá sớm. Anh đừng đặt câu hỏi tại sao cộng sản đàn áp nhà văn nhà thơ bạo thế. Anh đừng đặt bất cứ một câu hỏi nào về chúng tôi, hay, ít nhất, về tôi. Rằng, tại sao, tôi không tư bản, không Thiên Chúa, không làm tay sai cho một thế lực chính trị nào – nói theo danh từ cộng sản, tôi không là đầy tớ Mỹ, không Ngụy – tôi dân tộc thuần túy, tôi Việt Nam thuần túy, tôi con người thuần túy, tôi hoàn toàn độc lập, tự do tư tưởng mà tôi vẫn bị cộng sản còng tay dẫn đi như một tội đồ ghê gớm. Anh chỉ nên xét lại bản thân anh rồi nhìn thật rõ mọi hành động của cộng sản ở khắp nơi trên trái đất. Và anh sẽ may mắn hơn tôi, hơn chúng tôi, hơn dân tộc tôi, nếu anh biết thầm thì hỏi chinh bản thân anh: Bao giờ đến lượt mình bị cộng sản còng tay lại?
Bây giờ, tôi nghĩ về tôi. Một nhà văn xuất thân là con nhà nghèo, tổ tiên cần cù lao động, không địa chủ bóc lột, không cường hào ác bà nên không phải là kẻ thù của giai cấp vô sản; thất học từ thời thơ ấu, không bị ảnh hưởng văn minh văn hóa tư bản, phong kiến nên không được xếp vào thành phân trí thức; không tôn giáo, đảng phải, nên không phải là kẻ thù của quyền bính; không ca ngợi dục tình nên không bị liệt vào hàng đồi trụy; y viết văn ca ngợi tuổi thơ, quê hương, những người công chính và những điều công chính; y yêu hòa bình và thù ghét chiến tranh; y ca ngợi tình người và mơ ước làm kẻ viết thông điệp cho cảm thông, gần gũi và thương yêu. Chỉ có thế. Y đã bị tịch thu toàn bộ tác phẩm, bị cấm tàng trữ chính tác phẩm của y, bị cấm hành nghề công khai, khí giới của y chỉ là chủ nghĩa; vậy mà đảng cộng sản bách chiến bách thắng phải vận dụng một bầy mật vụ võ trang súng ngắn súng dài, còng tay y lại rồi mới dám đọc quyết định bắt ý bỏ tù thì y rất xứng đáng hãnh diện.
Nhà văn, anh đã chấp cộng sản không những hai tay mà còn cả hai chân nữa. Họ sợ hãi anh, sợ hãi ảnh hưởng tư tưởng của anh, nên mới phải bắt anh. Họ bắt anh, nhốt anh vào sà lim, còng tay còng chân anh lại rồi mới dám tiêu diệt ảnh hưởng anh trên sách báo, vô tuyến truyền thanh, vô tuyến truyền hình của họ. Chưa đủ, anh đã chấp họ hai tay, hai chân mà họ vẫn chưa dám một mình đánh anh. Họ phải kêu gào quần chúng làm hậu thuẫn của họ; bắt quần chúng học tập để thù ghét anh rồi mới đánh anh. Đó là chiêu thức bẩn và hèn của Nhạc Bất Quần cộng sản. Ở Việt Nam, ở Liên Xô và ở bất cứ hang hốc nào có cộng sản. Và, hèn hơn, họ phải giết người hiền lành khác để tạo lý do rất “lô-gích” – xin lỗi, cộng sản Việt Nam cứ mở miệng là lô-gích – mà bắt anh.
Lý do rất “lô-gích” của họ để bắt chúng tôi là cái mà họ gọi là “vụ án hồ con rùa.”
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, xe tăng cộng sản nghiến lên những con đường RMK mở rộng, trải nhựa láng nhẵn, phẳng phiu. Đá và nhựa không biết đau đớn. Như chính sách của nước Mỹ ở Việt Nam. Như trò chơi chiến tranh của họ. Họ chơi chiến tranh ở nước tôi. Đủ kiểu. Có một kiểu quái đản nhất là kiểu chơi “không được phép chiến thắng.” Người Mỹ lớn không được phép chiến thắng nhưng người Mỹ được phép chết – chết khổ đến nỗi mãi hôm nay gia đình của họ vẫn chưa thấy tổ quốc tri ân một lóng xương vì cộng sản dấu kỹ để mua bán, đổi chác – và người Việt Nam được phép hy sinh xương máu, được phép thua cuộc, được phép tù đầy, được phép nhịn đói, được phép nhìn nhận 30-4 là ngày Quốc Hận! Đất nước còm cõi của tôi sao mà nhiều ngày quốc hận thế. Vừa mới quốc hận 20-7, đã có quốc hận 30-4. Lấp sống Bến Hài chán chê (bằng mồm, dĩ nhiên) lại đang hì hục đập xa lộ xuyên Thái Bình Dương để phát lời thể trở về ngồi trên “công viên ghế đá”, ngắm “hàng me già” và gặp lại “người em gái năm xưa”! Đá và nhựa không biết đau đớn. Vì nó không có trái tim. Và chúng tôi biết đau đớn.
Niềm đau đớn riêng biệt của chúng tôi (có lẽ, là niềm đau đớn chung của tất cả vì nó là biểu tượng không dính dáng gì tới Mỹ, Ngụy, là cái đẹp đẽ của hai mươi năm miền Nam tự do tương đối), là thấy tác phẩm của chúng tôi nằm ngơ ngác trên các vỉa hè Sàigòn thất thủ. Văn học nghệ thuật miền Nam bán xon tập thể, đồng giá, mỏng 10 đồng, dày 30 đồng (tiền chế độ cũ). Văn học nghệ thuật miền Nam nằm buồn tủi, lẫn lộn với dép râu, dưới ống kính ngạo báng xấc láo của bọn quay phim Hà Nội. Tôi không hiểu tại sao các nhà xuất bản còn cố vơ vét chút tiền còm khi họ đã biết chắc chắn gia sản kếch xù của họ sắp tiêu ma và, thân thế họ sắp lận đận. Lê Xuyên, tác giả Chú Tư Cầu, dạo xem cảnh hoàng hôn chủ nghĩa miền Nam đã phát biểu một cậu chua xót: “Tôi đi xem người ta chôn tôi!” Người ta đã chôn những đứa con tinh thần của chúng tôi, người ta đã nhục mạ chúng tôi. Chưa đủ, Trần Bạch Đằng, “thi sĩ” cộng sản có bút hiệu Hưởng Triều, thét lên điệu ca “phanh thây uống màu quân thù”: Bọn văn nghệ miền Nam không còn đất sống dưới ánh mặt trời nữa! Tiếng thét của nghệ nhân rèn mã tấu Trần Bạch Đằng, có thể, đã làm một số người hoảng sợ. Nên Tố Hữu vội vàng ra lệnh cho Chế Lan Viên vào Sàigòn bằng “bài thơ bổ sung” trong buổi họp đầu tiên của Văn Nghệ Giải Phóng tai trụ sở đường Trương Minh Giảng (sau nầy đổi thành Nguyễn văn Trỗi). Buổi họp ấy, người ta mời Bình Nguyên Lộc. Anh đã cáo ốm không đi. Chỉ có Sơn Nam phó hội với tư cách đảng viên cũ bị … mất liên lạc từ lâu và ông nhà văn Kẻ Tà Giáo, giáo sư triết hoc, với tư cách em vợ Trần Bạch Đằng! Chế Lan Viên múa gậy vườn hoang, biểu diễn thêm “Bổ sung bài thơ bổ sung.”
Nhục mạ và đe dọa và trấn an rồi người ta phát động chiến dịch tận diệt văn hóa phản động, đồi trụy. Lớp lớp xuống đường, giăng khẩu hiệu, hò hét, hùng hổ tiến về các vỉa hè tịch thu sách báo cũ, từ điển cũ, sách giáo khoa cũ …; tiến vào nhà sách, các nhà cho thuê truyện, càn quét “tàn dư của Mỹ Ngụy.” Người ta không đốt đâu. Không có phần thư 1975. Người ta chia nhau đem về Hà Nội. Người ta giữ làm của quý. Người ta xé mỏng, cho mượn. Người ta nhân danh chủ nghĩa ưu việt để ăn cướp văn chương miền Nam một cách dơ dáy. Văn học nghệ thuật Sàigòn đã vượt Trường Sơn ra Hà Nội. Nó lấn át văn học nghệ thuật khô cằn, văn học nghệ thuật đường một chiều, văn học nghệ thuật rèn mã tấu, nhồi thuốc súng của Hà Nội. Nó làm quên lảng “nhà thơ lớn nhất” Hồ Chí Minh. Nó hạ thấp “nhà thơ lớn nhì” Tố Hữu. Nó phơi phới. Nó là trận mưa mong ước của đại hạn miền Bắc. Nó vùng vẫy. Nó tung hoành. Nó thật sự chiến đấu. Súng đạn đã vất bỏ. Tướng tá đã phi tang tích chiến bào. Chữ nghĩa còn lại. Nhà văn vẫn nghênh ngang. Văn học nghệ thuật Sàigòn xô bồ lắm. Đồng ý. Nhưng nó tác dụng thật mạnh với những kẻ chiếm đóng Sàigòn. Cuốn lịch Tam Tông Miếu vẫn sừng sững. Nghệ thuật bói bài đã là mới lạ, thèm khát. Kể chi đến tư tưởng nhân bản và hành văn bay bổng của văn chương Sàigòn.
Hà Nội tuyệt đường tiểu thuyết. Tiểu thuyết vẽ một chân trời mơ ước, mở một xã hội không giống xã hội hiện hữu. Và thế hệ phản kháng ở xã hội chủ nghĩa. Là phản động. Là đi tù. Hà Nội đọc tiểu thuyết Saigòn, chìm trong xã hội tiểu thuyết. Mê say. Mơ mộng cái gì khác hơn cái đã mòn teo ba mươi năm. Tiểu thuyết Sàigòn có những nhân vật thần tượng. Không phải Nixon, Brejnev, Hồ Chí Minh. Chỉ là người bình thường. Là Trần Đại. Là Chú Tư Cầu. Là Dzũng Dakao … Vậy mà Đảng đã điên lên. Phòng Triển Lãm Tội Ác Mỹ Ngụy mở ra. Bên ngoài là máy chém, bom CBU. Bên trong là Phạm Duy, Doãn Quốc Sỹ, Duyên Anh, Dương Nghiễm Mậu, Nhất Hạnh. Thằng Vũ mang tội ác. Bồn lừa mang tội ác. Người “đàng ngoài” vô, ngươi “bưng biền” ra, thấy những tên sách triển lãm ở Phòng Triển Lãm Tội Ác Mỹ Ngụy, tò mò đi tìm kiếm. Rồi đọc. Rồi mê. Và quên Đảng, quên Bác. Quà quý của Sàigòn là sách, truyện phản động mua lén. Đảng ra thông cáo tháng 9, 1975, cấm phổ biến, lưu hành, tàng trữ toàn bộ tác phẩm của ngót 50 nhà văn phản động và đồi trụy. Thông báo học tập ở các trường, các cơ quan nhà nước, phường, khóm, phụ nữ, nhi đồng … Thông cáo đọc liên chi hồ điệp trên vô tuyến truyền hình, truyền thanh. Các nhà văn tiếng tăm của Sàigòn biến thành nhân viên CIA hết. Dĩ nhiên, có vài ông thoát cảnh bêu nhục vì đã dày công đức nuôi ông Vũ Hạnh ở trụ sở và ông Thái Bạch ở tòa soạn. Đảng càng chửi bới sách báo phản động, sách báo phản động lại càng sáng giá, lên giá vùng vụt. Sách báo Hà Nội đem vào chả ai thèm đọc, thèm mua. “Dưới ngọn cờ quang vinh của Đảng” không hấp dẫn bằng “cậu Chó”. Đảng lại điên nữa. Báo Đảng bắt đầu “đặt vấn đề nghiêm túc” và đòi “có thái độ với bọn nhà văn phản động miền Nam.” Tháng 6, sĩ quan (các nhà văn quân đội, kể luôn) và viên chức chế độ cũ đã đi trình diễn học tập hết. Mặt trận súng đạn hoàn toàn yên lặng. Mặt trận chữ nghĩa khởi sự ồn ào.
Từ 30-4-1975 đến 2-4-1976, cộng sản dành một thời gian khá dài để tiêu diệt ảnh hưởng của các nhà văn Sàigòn, đồng thời, chờ đợi nơi họ một thái độ mới thích nghi với chế độ mới. Cộng sản đã thất vọng. Những người có tiếng tăm, đa số, không thích khước bỏ vinh quang cũ của họ. Họ im lặng. Chỉ còn bọn cầm bút vớ vẩn, khờ khạo là lăng xăng trong trụ sở Hội Văn Nghệ Giải Phóng để mưu cầu công danh, hi vọng chiếm địa vị của đàn anh đã bị khu trừ khỏi sinh hoạt văn nghệ. Người ta thấy vô số những khuôn mặt “bốn sáu” trên tuần báo Văn Nghệ Giải Phóng, trên giai phẩm Xuân Tin Sáng với những câu trả lời “phỏng vấn” cộng sản hơn cả cộng sản. Người ta đọc những bài thơ, những truyện ngắn của “nhà văn Sàigòn phản tỉnh”! Có cần thiết phải nêu tên họ ra không nhỉ? Với tôi thì không, mặc dù, trong đám họ, có kẻ vẫn tiêu bạc giả ở Mỹ, ở Pháp, sau khi cộng tác với cộng sản chán chê đến chán chường, họ đã trốn khỏi Sàigòn. Đảng chờ đợi nhà văn, nhà thơ Sàigòn đến. Mà nhà văn, nhà thơ Sàigòn thì cứ lơ lơ láo láo đi giữa đời sống mới, bất chấp mọi sự. Bọn này không sĩ quan, không viên chức chế độ cũ, không đảng phái, không tư sản mại bản, không tình báo nên không thể bắt chúng nó đóng 10 ngàn đồng đi trình diện học tập được. Phải tìm cách bắt chúng nó, phải chụp lên đầu chúng nó một cái tội thật …”lô-gích”, không phải là tội nhà văn. Trần Bạch Đằng thảo kế hoạch.
Buổi tối 1 tháng 4 năm 1976, cộng sản gài mìn và cho nổ tung con rùa đồng đen dưới chân đài kỷ niệm các nước đồng mình viện trợ Việt Nam ở công trường Duy Tân (trước viện đại học Sàigòn). Tiếng nổ khá lớn. Tôi nghe rõ. Sáng hôm sau, đọc báo Tin Sáng, thấy tường thuật đầy đủ chi tiết vụ “phá hoại” của bọn công an và bộ đội vô sự. Thủ phạm bị bắt ngay tại phạm trường. Không đăng hình tên sát nhân. Chỉ đăng hình người chết để gây xúc động trong quần chúng. 12 tiếng đồng hồ sau vụ nổ, các nhà trí thức Thiên Chúa giáo, Phật giáo, các nhà văn, nhà báo lần lượt bị bắt. Chiến dịch bắt văn nghệ sĩ, trí thức kéo dài từ 2-4 đến 8-4. Và ngừng lại. Mãi đến 28-4, mới bắt thêm vài người thuộc thành phần phát hành sách báo. Có thêm nhà thơ Thái Thủy và ông bố vợ Mặc Thu. Dư luận trong và ngoài nước rất xôn xao về chiến dịch này. Nhưng không một ai hiểu cái kế hoạch bắt nhà văn của đảng cộng sản quang vinh, bách chiến, bách thắng. Mãi đến giữa năm 1982, nghĩa là 6 năm sau vụ nổ, Huỳnh Bá Thành, tên mật vụ của phòng Bảo Vệ Chính Trị, tên tình báo nằm vùng trong tòa soạn nhật báo Điện Tín của nghị sĩ Hồng Sơn Đông, dưới bút hiệu Ớt vẽ hí hoạ, viết lại Vụ án hộ con rùa (nhà xuất bản Tuổi Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh 1982) độc giả Sàigòn mới sững sờ, bán tin, bán nghi.
Trong Vụ án hồ còn rùa, bỏ qua thứ văn chương hạng bét và thứ kiến thức giầy dép của Huỳnh Bá Thành, cộng sản khẳng định chúng tôi là tay sai của CIA gài lại. Căn nhà số 104 đường Công Lý (sau này đối thành Nam Kỳ Khởi Nghĩa) của vợ chồng Đằng Giao là trụ sở lui tới họp bàn của chúng tôi. Bút hiệu của chúng tôi được nhai nhái hơi hơi giống nhau. Đằng Giao là Đỗ Gia. Chu  Vị Thủy là Chu Nữ. Vợ chồng Nhã Ca, Trần Dạ Từ là Lệ Dạ, Thu Dung. Nguyễn Mạnh Côn là Nguyễn Côn. Tôi là Vũ Long … Cộng sản đề cao Hoàng Hà Đặng (tên thật là Đặng Hoàng Hà) như một lãnh tụ ghê gớm, ngang cơ với Hồ Chí Minh thuở hoạt động bí mật. Thật ra, Đặng Hoàng Hà chỉ là anh phóng viên tài tử, con người hiền lành, chưa từng biết tình bảo là cái gì. Đưa chúng tôi lên mây, trao mìn vào tay chúng tôi, chờ chúng tôi thảo luận chiến lược(!) với các đại cố vấn Mỹ trước 1975, rồi khi tóm được chúng tôi thì mô tả chúng tôi là những thằng “ăn mày,” những thằng “đói thuốc phiện thất thểu” vào tù đền tội, và “xưng em” với nữ công an ngọt xớt! Sẽ có dịp và ở nơi khác, tôi nói nhiều về cuốn Vụ án hồ con rùa. Ở đây, tôi chỉ muốn diễn tả cái lý do bẩn thỉu và hèn mọn của cộng sản đã tạo ra để bắt chúng tôi. Cộng sản không bao giờ đàn áp, bắt bớ các nhà văn, cộng sản luôn luôn quí trọng con người và tài năng con người. Cộng sản chị bắt bọn gài min sát hại lương dân, dù chúng nó là nhà văn! Đó, bạn đã hiểu lòng dạ cộng sản chưa? Rồi đến lượt bạn, với tội bẩn hơn, hiếp dâm chẳng hạn, dẫu bạn đã thực hiện Vietnam, A Television History hay dẫu bạn đã ngồi ghế chánh án xứ tử tên tội đồ chiến tranh đế quốc Mỹ trong cái gọi là tòa án hòa bình cà chớn của bạn.
Chiếc xe Toyota dẫn tôi đến Sở Công An thành phố Hồ Chí Minh. Tưởng cũng nên nói sơ quá về cái địa chỉ không cần biết số nhà này. Trước nữa thì tôi không biết, nhưng trước ngày anh em ông Ngô Đình Diệm làm “cách mạng tháng 10” – lại cách mạng tháng 10 – (Đất nước tôi nhiều cách mạng mới lắm quốc hận!) Địa chỉ này chỉ là nơi chốn của công an Bình Xuyên, sào huyệt của trang chúa Bảy Viễn, chuyên viên chứa thổ đồ hồ quốc doanh. Nơi chốn của công an là gì? Là giam cầm, tra tấn, xiềng xích và chết chóc. Nhà cách mạng Ngô Đình Diệm dẹp xong sứ quân thổ phỉ Bình Xuyên, vẫn để nguyên sào huyệt của trang chúa Bảy Viễn, cải danh thành Nha Giám Đốc Cảnh Sát Đô Thành. Quí vị tướng lãnh thoái nghịch làm “cách mạng tháng 11” không thay đổi gì về cái “Nha” nhiều nha dịch, nha lại quái ác này cả. Đến triều đại vẻ vang Nguyễn văn Thiệu, “Nha” vẫn là “Nha” với bom đạn, chiến thuật, chiến lược, người Mỹ cũng còn cố vấn cả cách bắt bớ, thẩm cung những kẻ đối lập ông Thiệu và cộng sản, và viện trợ còng, khóa, nhà giam. Nha Giám Đốc Cảnh Sát Đô Thành trở thành một trụ sở lý tưởng của bá đạo. Cộng sản tiếp thu “Nha”, cải danh xuống hạng “Sở”. Dụng cụ công an để nguyên, không hề vác ra triển lãm tại phòng Triển Lãm Tội Ác Mỹ Ngụy. Với châm ngôn Mác-xít, Lê-nin-nít, Hồ Chí Minh hít “bắt oan hơn tha lầm’, Sở Công An của thành phố mang tên Bác đã nhốt người vượt chỉ tiêu Mỹ Ngụy. Do đó, các kho chứa đồ phế thải của Sở cũng đươc dọn dẹp để giam người.
Bạn vừa nghe tôi kể vài nét đan thanh của lịch sử một nhà lao bình dân ở đất nước tôi. Nó tiêu biểu cho thân phận một nước nhỏ, phải không bạn? Tôi muốn gọi nó là một địa chỉ chung của chủ nghĩa. Các thứ chủ nghĩa đã đến nước tôi. Chả có gì để lại, ngoài nhà tù. Chả có gì để nhớ, ngoài nhà tù. Nỗi đau đớn của thời đại chúng ta là, khi cộng sản đến một nơi nào người Mỹ cuốn gói, thì y rằng, nhà tù mọc thêm và cộng sản chỉ xử dụng công cụ người Mỹ để lại. Ban suy nghĩ gì không? Riêng tôi, tôi nghĩ rằng, vì quê hương tôi có một địa chỉ chung của các chủ nghĩa nên chúng tôi có nô lệ, đói rách, ngu dốt, chiến tranh, chết chóc, thù hận, ngục tù và rồi mất quê hương.
Tôi đã tới một địa chỉ chung của chủ nghĩa. Quá nhiều sang nhượng, địa chỉ này mang tên Sở Công An, sau khi đã là Công An Nội Chính. Lần đầu tiên, tôi tới đây. Người ta lái xe vào phía sau căn nhà lớn, dừng lại, mở cửa và bảo tôi xuống. Rồi người ta dẫn tôi đến một phòng nhỏ, ánh sáng mờ mờ. Bảo tôi ngồi trên ghế dài, người ta cho phép tôi hút thuốc lá. Nhiệm vụ của những tên sinh viên nằm vùng chấm dứt. Từ lúc này, tôi chỉ còn gặp những khuôn mặt công an chuyên nghiệp. Một người, giọng miền Bắc thuần túy, mở còng cho tôi và nói:
– Họ khóa anh lâu chưa?
– Hơn 6 tiếng, tôi đáp.
– Bậy quá. Nhà nước mời các anh đi nghỉ ngơi ít bữa chứ đâu có bắt bớ giam cầm các anh. Hiện tượng, hiện tượng, luôn luôn là hiện tượng. Hiện tượng không bao giờ là bản chất. Chính sách đúng mà thi hành sai. Anh đừng buồn nhé!
Tôi nín thinh. Người này mỉm cười, nói tiếp:
– Thú thật, chúng tôi sợ các anh phá bầu cử.
Chúng tôi phá bầu cử? Tại sao người ta sợ chúng tôi đủ thứ vậy? Người ta đã phát thẻ cử tri cho chúng tôi, không tước đoạt quyền công dân của chúng tôi. Chúng tôi được tham gia bầu cử Quốc Hội Cả Nước. Mấy hôm trước, đọc mục xã luận của tuần báo Văn Nghệ Giải Phóng, biết chắc chắn rằng, chúng tôi rất thiếu “vinh dự” bỏ phiếu. “Những tên tướng, những tên đại tá ác ôn, buông súng là chúng hết ngóc đầu dậy. Nhưng bọn nhà văn nô dịch phản động, buông bút xuống, ảnh hưởng của chúng vẫn còn nguy hiểm cho nhiều thế hệ. Những tên nhà văn đã phục vụ cho guồng mày chiến tranh bẩn thỉu của Mỹ Ngụy không được phép tới gần các thùng phiếu của chúng ta.” Người ta không thích chúng tôi “tới gần các thùng phiếu.” Người ta cứ tưởng chúng tôi thèm bỏ phiếu lắm. Tôi đã tự khước quyền công dân của tôi từ lâu! Tôi chưa bao giờ biết bỏ phiếu. Tôi không khoái trò bỏ phiếu gian lận ở nước tôi. Điều tôi cảm thấy hãnh diện thêm về nhà văn chúng tôi là, cấm bỏ phiếu, cộng sản vẫn chưa yên tâm, phải bắt chúng tôi nhốt kỹ, họ mới dám tin tưởng bầu cử Quốc Hội Cả Nước thành công. Nhà văn Sàigòn nhờ cộng sản mới biết, mình còn sức mạnh phá hoại bầu cử!
– Anh có nghĩ thế không?
– Nghĩ gì, thưa anh?
– Nghĩ rằng các anh sẽ phá bầu cử?
– Bầu cử ăn nhằm gì tới chúng tôi?
– Các anh tụ tập ở 104 Công Lý làm Báo Nói! Các anh toàn là chuyên gia các đài Tiếng Nói Tự Do, Gươm Thiêng Ái Quốc, đài Sàigòn, đài Đà Lạt. Các anh rỉ tai phản tuyên truyền. Anh Hoàng Anh Tuấn là vua đặt chuyện tiếu lâm nhạo báng Đảng. Còn anh, vừa chế lời ca nhâm nhi vào bài hát cách mạng rồi xúi dục trẻ con hát. Cái nguy hiểm của các anh là ở chỗ đó.
Tôi lại nin thinh. Và bắt đầu ớn. Quả thật, tôi đã chế lời ca nhâm nhi vào các bài hát cách mạng và in trong sách của tôi. Từ 30-4-75, tôi chưa hề chơi trò này. Nhưng thấy dân Sàigòn đặt lời ca mới vào các bài ca của công sản, tôi phục sát đất, tự nhận mình thua xa. Tôi không đủ khả năng của dân gian. Nhưng tôi vẫn bị ám chỉ.
– Anh có cảm tưởng gi? Người của Đảng hỏi.
– Cảm tưởng gi, thưa anh?
– Cảm tưởng chúng tôi mời anh tới đây?
– Tôi không có cảm tưởng gì cả.
– Có chữ, phát biểu di!
Một người bị còng tay dẫn vào tù phải phát biểu cảm tưởng của y về sự người ta bắt y! Nó có về khôi hài. Hơn cả khôi hài. Nó hoàn toàn độc ác. Bạn đã đọc “giờ thứ hai mươi lăm” chưa? Bạn nghĩ thế nào về viên trung úy Mỹ yêu cầu anh nông dân Moritz “keep smiling, keep smiling” trước ống kính máy ảnh. Anh Moritz khó mà cười nổi. Còn tôi, tôi cũng khó mà phát biểu cảm tưởng.
– Phát biểu đi!
Tôi chợt nhớ cái tựa đề cuốn truyện tếu của tôi “Cám ơn em đã yêu anh” và tôi phát biểu ngắn, gọn:
– Cám ơn anh đã bắt tôi!
Tôi không ngờ lời phát biểu cù nhầy của tôi đã làm hài lòng người của Đảng.
– Đúng, các anh phải cám ơn chúng tôi. Nếu chúng tôi không bắt các anh (bây giờ, người của Đảng chia động từ bắt) chúng nó sẽ quyến rũ các anh vào rừng. Chiến tranh lại kéo dài, và các anh sẽ bị chết thảm.
Phần mở đầu từ cái phòng ánh sáng mờ mờ ở Sở Công An chấm dứt. Người của Đảng dẫn tôi đi, giao tôi cho chúa ngục Hai Phận. (Dần dà, bạn sẽ làm quen với Hai Phận, con người cộng sản mà tôi nghĩ còn vĩ đại hơn Hồ Chí Minh. Và chúng tôi đồng ý gọi ông ta là Hai Phận vĩ đại “sống mãi trong sự nghiệp” coi tù.) Hai Phận bắt tôi cởi hết quần áo. Ông ta nắn, rờ, mò mẫm kỹ lưỡng từ quần áo lót của tôi. Các thứ đồ đạt tôi mang theo trong túi quần áo và trong bị đều bị lục tung. Tiền bạc bị giữ lại, cấp cho cái biên nhận cầm chơi. Đồng hồ, nhẫn cưới cũng thế. Trò này, cộng sản gọi là đăng ký! Thẻ căn cước bọc nhựa, bằng lái xe bị tịch thu, và ghim vào hồ sơ. Cái kính viễn thì được phép mang vì tôi đã “gian dối” khai là tôi bị cận thị. Hai Phận ghi chép biên lai giữ đồ vật của tôi mất nửa tiếng. Đồng chí Lê Duẩn cũng không thể viết nhanh hơn. Bắt tôi trần truồng đứng chiêm ngưỡng hình bác Hồ treo trên tường chán chê, Hai Phận vĩ đại cho phép tôi mặc quần áo. Ông ta bắt đầu giáo dục tôi:
– Kể từ nay, anh đi học, nghe chưa. Mà đi học là phải có thầy. Tôi là thầy anh.
– Dạ.
– Những người khác thì anh gọi họ là cán bộ. Riêng tôi, anh phải gọi là ông Trưởng trại.
– Dạ.
Hai Phận đích thân cầm xâu chìa khóa. Ông ta dẫn tôi vào phòng tập thể B, mở cửa sắt và tống tôi vô. Im lặng tuyệt đối. Hai Phận khép cửa phòng, cài chốt, ấn khóa. Ông ta mất hút trong hành lang tối mờ.
(còn tiếp)


Duyên Anh